Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Phòng tránh giun móc trong dạ dày

Tạp Chí Giáo Dục

BS. Trần Ngọc Lưu Phương (Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cho biết đã phát hiện trong dạ dày và hành tá tràng (đoạn đầu ruột non) của bà Đoàn T.H ở Long An có một ổ giun với hàng chục con giun móc còn sống đang bám chặt. Bà H. nhanh chóng được điều trị hỗ trợ, nâng đỡ, tẩy giun và kết quả cải thiện tốt. Giun móc là loại ký sinh trùng sống bám trong đoạn đầu ruột non của người, có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu mạn tính. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, rối loạn tiêu hóa, một số ít trường hợp không có biểu hiện về tiêu hóa mà chỉ mệt mỏi, chóng mặt xanh xao, hồi hộp do thiếu máu mạn tính. Bệnh lây lan chủ yếu do ấu trùng của giun xâm nhập qua da. Vì thế, đối với trẻ em, nên tẩy giun định kỳ cho trẻ.

T.H 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)