Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Theo thng kê ca T chc Y tế thế gii (WHO), ti Vit Nam trung bình mi năm có hơn 370.000 tr b tai nn thương tích (TNTT) gây thương vong cho nhiu trưng hp. V tr em t vong do rơi t trên cao xung tng 8 ca mt chung cư TP.HCM vào ngày 1-1-2019 tiếp tc là hi chuông cnh báo v tình trng này.

B GD-ĐT ch đo tăng cưng giáo dc k năng phòng chng TNTT, trong đó có phòng chng đui nưc cho HS

nh hưng đến sc khe và tính mng tr em

Thông tin từ Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết, hiện đơn vị đang phối hợp với Công an quận 4 lấy lời khai các nhân chứng, khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân gây tử vong của một bé trai người nước ngoài (khoảng 4 tuổi). Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 12 giờ 15, bé trai bất ngờ rơi từ tầng cao xuống ban công lầu 8, block A chung cư River Gate (151-155 Bến Vân Đồn, quận 4) và tử vong tại chỗ. Khoảng hơn một tuần trước vụ tai nạn ở quận 4, vào lúc 10 giờ ngày 23-12-2018 trên địa bàn quận 2 cũng xảy ra một vụ tai nạn tương tự. Nạn nhân là bé gái 6 tuổi, tử vong sau khi rơi từ cửa sổ tầng 9 (block A) chung cư Thủ Thiêm Sky. Tai nạn xảy ra sau khi mẹ bé gái vừa rời khỏi nhà được ít phút, lan can căn hộ cao khoảng 1,2m.

Ngoài 2 vụ tai nạn tại tòa nhà chung cư, 3 tháng cuối năm 2018 Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đã tiếp nhận nhiều vụ TNTT khác. Tiêu biểu là trường hợp bệnh nhi (9 tuổi, ngụ huyện Củ Chi), nhập viện ngày 7-12 sau khi bị cây bút chì đâm thấu mông trái (sâu khoảng 8cm) do ngồi lên cây bút chì của bạn học đặt dưới ghế. Tương tự, vào ngày 29-11-2018, một bé gái 6 tuổi (quận Gò Vấp) đã nhập viện cấp cứu trong tình trạng tắc ruột, đau bụng từng cơn, nôn ói kèm sốt. Từ kết quả chẩn đoán, ê-kíp phẫu thuật đã tiến hành mổ khẩn cấp và lấy được 4 viên bi nam châm, nhưng do các viên bi dính chặt nhau làm thủng ruột 4 chỗ nên phải cắt lọc và khâu lại.

Bác sĩ Lại Lê Hưng (Khoa Hô hấp 1 – Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, từ tháng 9-2017 đến tháng 12-2018, khoa đã tiếp nhận 17 ca hóc dị vật. Trong đó có 1 ca tử vong và một số trường hợp bị biến chuyển nặng. Tiêu biểu như trường hợp của bé N.N.A (7 tuổi, ngụ quận 9) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ho có đàm, đã điều trị hơn 1 tháng nhưng không khỏi. Kết quả chụp CT phát hiện có dị vật, bác sĩ đã nội soi phế quản và lấy ra ngòi bút chì dạng lắp ghép. Nguyên nhân do bé có thói quen cắn bút khi học bài nên có thể đã vô ý nuốt phải.

Tăng cưng phòng tránh TNTT trong trưng hc

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và trẻ vị thành niên tử vong do TNTT, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 370.000 trẻ bị TNTT, trong đó đuối nước và TNGT là hai nguyên nhân hàng đầu. Nguyên nhân gây TNTT do trẻ em thiếu kỹ năng, người lớn bất cẩn hoặc xao nhãng khi chăm sóc trẻ, môi trường sống trong cộng đồng gia đình chưa an toàn… Nhằm từng bước ngăn chặn và giảm thiểu số ca tử vong do TNTT, Bộ GD-ĐT đã ban hành kế hoạch phòng chống TNTT trẻ em giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục phòng chống TNTT trẻ em; 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn; 100% cơ sở giáo dục có cán bộ thực hiện công tác phòng chống TNTT; 70% trở lên các trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ HS hướng dẫn các em tham gia các lớp học bơi trong và ngoài trường học; 70% HS được học kỹ năng phòng chống TNTT nhằm góp phần kéo giảm từ 5% đến 10% số HS bị TNTT, đặc biệt là tai nạn đuối nước và TNGT.

Nhằm hướng đến mục tiêu 100% GV và HS trên địa bàn thành phố có kiến thức về kỹ năng phòng chống TNTT, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sắp tới sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho lãnh đạo các phòng GD-ĐT, ban giám hiệu trường THPT, ban giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc. Nội dung chương trình tập huấn gồm kỹ năng phòng chống đuối nước và kỹ năng sơ cấp cứu cho trẻ em khi gặp TNTT. Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng khuyến cáo các trường không cho HS tắm ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, khu vực sông suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm khác.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)