Hội nhậpGiáo dục phát triển

Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Nhìn từ Trường THCS Bình Trị Đông

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” được triển khai từ năm 2008 trong các trường học trên toàn quốc. Mục tiêu của phong trào là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức xã hội trong và ngoài Nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh (HS) trong học tập và các hoạt động xã hội…

Thầy Phạm Minh Khiết – Hiệu trưởng Nhà trường

Có thể nói, nếu phong trào triển khai tốt thì sẽ tạo được bầu không khí tâm lý thân thiện, ấm áp tình người giữa các thành viên trong nhà trường, giữa giáo viên (GV) với HS, giữa GV với Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS) và giữa HS với HS. Nhận thức được mục đích của phong trào, Trường THCS Bình Trị Đông (B15/22C Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân) đã phối – kết hợp với các cấp, ban ngành tuyên truyền vận động, tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các nội dung đề ra như: Xây dựng nhiều mô hình đổi mới phương pháp dạy và học, đưa những loại hình văn hóa dân gian vào trường học, chăm sóc và tôn tạo di tích văn hóa…
Để phong trào không chỉ là khẩu hiệu
Nhằm triển khai kế hoạch thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Trường THCS Bình Trị Đông đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, BĐD CMHS… để vận động, từng bước triển khai sâu, rộng 5 nội dung cụ thể. Trong đó, phải kể đến việc xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn. Cụ thể, theo thống kê sơ bộ, CSVC trường lớp được bảo vệ tốt hơn; chi phí tu bổ trang thiết bị chỉ bằng ¼ so với năm học trước; việc giữ gìn vệ sinh môi trường sư phạm, trường lớp ngày một tốt hơn… Từ việc trang bị đủ các trang thiết bị, những giờ học tại phòng bộ môn đã thực sự gây được sự hứng thú, say mê học tập cho HS, phát huy vai trò chủ động của các em; tổ chức các hoạt động giảng dạy theo hướng trao đổi, gần gũi, cởi mở, tạo được sự thân thiện giữa GV và HS, khơi gợi tinh thần tự học, tự rèn cho HS. Đây cũng là cách để kiểm tra mức độ vận dụng của HS, đồng thời cũng là cơ hội để các em tham gia cải tiến giờ học có chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, một yếu tố để đẩy mạnh chất lượng giáo dục có hiệu quả còn có đội ngũ GV. Ngoài việc tự học tự rèn của đội ngũ GV, Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, nhờ vậy chất lượng GD của Nhà trường ngày một nâng cao.
Việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội, di tích, di sản còn được lồng ghép vào nội dung chương trình dạy học theo chủ điểm, được triển khai đến từng GV và HS. Thầy Phạm Minh Khiết – Hiệu trưởng Nhà Trường, cho biết: “Để giáo dục tinh thần uống nước nhớ nguồn cho HS, Trường thường xuyên tổ chức cho các em tham gia tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh; tham quan Khu di tích Căn cứ địa Cách mạng Rừng Sác;… Những buổi ngoại khóa, chào cờ đầu tuần, trường còn lồng ghép với việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành luật lệ giao thông, pháp luật của Nhà nước, trong đó có tham quan hướng nghiệp tại khu di tích lịch sử Trấn Biên và làng nghề trồng bưởi; các lễ hội dân gian khác…”.
Đặc biệt, có thể nói, góp phần hoàn thiện các tiêu chí để xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” còn phải kể đến sự đóng góp tích cực và vai trò hoạt động của các đoàn thể, các nhà hảo tâm, BĐD CMHS… Năm học 2008-2009, trường đã sử dụng tốt quỹ “Quà tặng HS có tiến bộ” để động viên HS yếu kém nỗ lực vươn lên, nhờ vậy tỉ lệ HS vươn lên TB, khá đạt đến 82,9%. Chia sẻ về thành quả này, thầy Phạm Minh Khiết, cho biết: “Qua thời gian phát động và thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực; trường có nhiều đổi mới, HS học tập, sinh hoạt tích cực hơn, chất lượng giáo dục được nâng cao. Năm học 2008-2009, tỉ lệ HS lên lớp đạt 97,5%, tỉ lệ HS tốt nghiệp đạt 99,5%… Phong trào này sẽ được chúng tôi tiếp tục phát động sâu rộng, đi vào nội dung, chỉ tiêu cụ thể, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy, học và phong trào của trường lên một bước”.
Một số danh hiệu thi đua của Trường qua các năm:
– 2003 – 2004: Khá
– 2004 – 2005: Tập thể LĐTT
– 2005 – 2006: Tập thể LĐXS
– 2006 – 2007: Tập thể LĐTT
– 2007 – 2008: Tập thể LĐTT
– 2008 – 2009: Tập thể LĐTT
VĂN VINH

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)