Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Phòng tư vấn tâm lý “ảo”, hiệu quả thật!

Tạp Chí Giáo Dục

Theo mt kho sát gn đây, có đến 90% hc sinh TP.HCM t bc THCS tr lên s dng mng xã hi. Tn dng li thế này, các trưng hc đã đy mnh hình thc phòng tư vn tâm lý “o”.


Mi giáo viên đu có th tr thành chuyên gia tư vn tâm lý hc đưng (nh minh ha)

Dù đạt được những kết quả kết nối hữu hiệu, tuy nhiên, hình thức tư vấn tâm lý này vẫn cần được phát triển, kết nối thêm với các chuyên gia để “tư vấn một cách ngọn ngành” cho học sinh.

Mi giáo viên… là mt chuyên gia tư vn tâm lý

Theo thống kê, mỗi tháng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) tiếp nhận và tư vấn cho hàng trăm trường hợp học sinh gặp các vấn đề về tâm lý. Đây là con số không hề nhỏ song điều đáng nói là tất cả các trường hợp này đều được nhà trường tiếp nhận và giải quyết thông qua mạng xã hội. “Ban tư vấn tâm lý nhà trường gồm Hiệu trưởng và 2 giáo viên tâm lý, cạnh đó còn có lực lượng “chân rết” là các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong toàn trường. Việc kết nối và nắm bắt tâm lý của học sinh được nhà trường tiếp nhận chủ yếu thông qua các kênh từ mạng xã hội Facebook”, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Thầy Phú quan điểm, tư vấn tâm lý học đường không phải là hoạt động đơn thuần từ phía giáo viên tâm lý và cũng không phải chỉ diễn ra trong phòng tư vấn tâm lý mà bất cứ giáo viên nào cũng có thể trở thành giáo viên tư vấn tâm lý, mọi không gian đều có thể trở thành nơi tư vấn để tiếp cận và hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất. “Học sinh hiện nay hầu như đều sử dụng mạng xã hội. Trên không gian “ảo” các em dám thể hiện hết bản thân, cởi mở chia sẻ những vấn đề của mình. Vì thế, khi giáo viên lựa chọn hình thức tiếp cận này sẽ giúp các em tránh được những rào cản ngại ngùng, dè dặt của việc chia sẻ trực tiếp. Chính điều này giúp giáo viên, nhà trường sớm can thiệp được các vấn đề của học sinh, hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra”, thầy Phú cho biết. Từ mạng xã hội, những câu chuyện về bạo lực học đường, mâu thuẫn bạn bè, các vấn đề gặp phải với giáo viên, gia đình… đều được học sinh cởi mở chia sẻ. “Rất nhiều sự việc đã được nhà trường can thiệp kịp thời. Trong đó có không ít câu chuyện rất tế nhị mà nếu không thật sự tin tưởng các em sẽ không bao giờ chia sẻ. Lợi thế của việc tư vấn trực tuyến chính là “không phải mặt đối mặt” nên mọi câu chuyện đều dễ dàng can thiệp hơn. Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh cũng sử dụng mạng xã hội để kết nối với giáo viên, Hiệu trưởng, chia sẻ các vấn đề của con em mình”, thầy Phú nói.

Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) cũng tận dụng triệt để hình thức tư vấn tâm lý học đường qua Facebook, kết hợp cùng hoạt động của CLB Tâm lý. Đại diện nhà trường cho hay, so với kênh tiếp nhận trực tiếp, các kênh trực tuyến mang lại hiệu quả hơn hẳn khi học sinh dường như dễ dàng “nói ra những vấn đề của mình”. Cùng với tư vấn trực tuyến, CLB Tâm lý của trường cũng tổ chức nhiều chuyên đề bổ ích, giúp học sinh nhận diện và tiếp cận với các vấn đề nóng trong lứa tuổi học sinh như bắt nạt học đường; tâm lý – y học… Các thành viên trong CLB đa phần là học sinh nên cũng dễ dàng chia sẻ, trao đổi ở nhiều vấn đề. Đại diện nhà trường thừa nhận, có nhiều câu chuyện, nếu gặp trực tiếp giáo viên tư vấn tâm lý hay giáo viên chủ nhiệm có thể học sinh sẽ không nói. Tuy nhiên, khi qua kênh trực tuyến, những câu chuyện “thầm kín” từng bước sẽ được tháo gỡ. Nhà trường xem các kênh tư vấn trực tuyến là kênh tương tác, hỗ trợ hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh nhà trường. Khi phát triển các kênh này, giáo viên sẽ tiếp cận với học sinh gần hơn, kịp thời hơn.

Cn thêm s kết ni vi chuyên gia tâm lý

Câu chuyện tư vấn tâm lý học đường không phải bây giờ mới “hot”. Tuy nhiên, theo các nhà giáo dục, trong mỗi bối cảnh giáo dục khác nhau, câu chuyện này cần phải được nhìn nhận theo một cách khác. Thông tư 31 về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông được Bộ GD-ĐT ban hành năm 2017, yêu cầu mỗi trường học phải có tổ tư vấn tâm lý hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Thành phần tổ tư vấn bao gồm lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng, thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học; cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội; đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội. Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành). Về hình thức thực hiện, ngoài các chuyên đề, bài giảng, hoạt động tư vấn trực tiếp, Thông tư 31 cũng đề cập đến việc tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác; thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, trao đổi với cha mẹ học sinh… Qua nhiều năm triển khai, hiệu trưởng một trường THCS tại Q.1 đánh giá, ngay cả khi tổ tư vấn tâm lý được thành lập tại các trường thì hoạt động hầu như không mấy hiệu quả. Hiếm khi nào một vấn đề tâm lý của học sinh lại được nhà trường đưa ra để cùng thảo luận trong toàn tổ, càng hiếm khi nào mà đại diện cha mẹ học sinh trong tổ tư vấn lại được lấy ý kiến trước các vấn đề của học sinh. Bởi lẽ, vấn đề bảo mật thông tin của học sinh gặp các vấn đề về tâm lý là cực kỳ quan trọng. Vấn đề quan trọng nhất để gỡ các nút thắt tâm lý của học sinh chính là khả năng lắng nghe kịp thời, khả năng bầu bạn với học sinh.

Tuy thành lập phòng tư vấn tâm lý, tổ tư vấn tâm lý song thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) thừa nhận, trên thực tế cả tổ và phòng đều hoạt động không mấy hiệu quả do học sinh vẫn mang tâm lý e ngại tìm đến chia sẻ. Hiện nay, hiệu quả nhất vẫn là những tiếp nhận phía giáo viên chủ nhiệm, bao gồm trực tiếp, mạng xã hội và qua Fanpage nhà trường. Từ tiếp nhận, việc tư vấn và “gỡ khó” các vấn đề tâm lý mà học sinh gặp phải sẽ tùy theo tính chất, mức độ mà nhà trường có hướng can thiệp.

Nhìn nhận mạng xã hội giúp giáo viên kết nối kịp thời và gần hơn với học sinh, song thầy Lâm Vũ Công Chính (giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) cho rằng, phương thức kết nối này chỉ giúp giáo viên trở thành người bạn của học sinh, là cầu nối, thậm chí là tấm phao trước mọi bất trắc của học sinh. Khi gặp vấn đề không biết sẻ chia với ai, các em sẽ tìm đến mình như một cứu cánh. Lúc đó, ngay cả khi người giáo viên không làm gì, chỉ cần lắng nghe các em nói cũng là đã tư vấn cho các em rồi. “Không chỉ dừng ở việc lắng nghe, tâm tình, kênh tương tác này còn phải có khả năng kết nối được với chuyên gia tư vấn tâm lý, giúp nhận diện các vấn đề mà học sinh đang gặp phải và có hướng giải quyết đúng đắn nhất. Học sinh có rất nhiều vấn đề nhạy cảm, đôi khi bản thân giáo viên không thể dấn sâu mà cần phải có bên thứ ba là các chuyên gia tư vấn tâm lý, thậm chí là bác sĩ tâm lý”, thầy Chính cho biết.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)