Tiết trời lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm khuẩn và tăng phản ứng viêm gây ra ho.
Trời đang ấm bỗng trở lạnh khiến nhiều người thường xuyên bị ho, chưa hết đợt này đã đến đợt khác. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, cần được phòng và chữa trị kịp thời.
Ho là phản ứng tốt của cơ thể để đưa các vật lạ ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như: gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiết trời lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm khuẩn và tăng phản ứng viêm gây ra ho.
Có hai kiểu ho, đó là ho có đờm và ho không có đờm, được chia làm hai loại là ho cấp tính (kéo dài 3 tuần trở xuống) và ho mạn tính (trên 3 tuần).
Ho không có đờm (ho khan) thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm. Với trường hợp này, đầu tiên là bị ngạt mũi, nhức đầu, sốt, có cảm giác ớn lạnh, nặng đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương. Cùng với đó là ngứa mũi, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Bệnh thường khỏi sau một tuần.
Còn ho có đờm thường gặp ở người bị viêm xoang hoặc viêm phế quản. Bệnh nhân thường bị ho kéo dài. Để phòng bệnh, cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa. Khi bị ho, nên nghỉ ngơi; dùng các thuốc giảm ho và dùng kháng sinh khi có bội nhiễm nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Còn ho có đờm thường gặp ở người bị viêm xoang hoặc viêm phế quản. Bệnh nhân thường bị ho kéo dài. Để phòng bệnh, cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa. Khi bị ho, nên nghỉ ngơi; dùng các thuốc giảm ho và dùng kháng sinh khi có bội nhiễm nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Theo BS. Nguyên Diễn
Sức khỏe & Đời sống
Bình luận (0)