Cảm sốt, viêm mũi họng, viêm phế quản, … là những bệnh mà trẻ dễ mắc phải khi chuyển sang mùa lạnh. Trong ngày này, trẻ cần được giữ ấm, tránh gió lạnh, giữ vệ sinh và có chế độ dinh dưỡng tốt nhằm tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho bé hằng ngày.
Mùa lạnh hoặc khi thời tiết giao mùa là lúc trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bắt đầu là trẻ khóc quấy, biếng ăn, kém chơi…sau đó là ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt, khò khè…Một số bé sẽ qua nhanh nhưng cũng có bé phải chịu đựng trong thời gian dài và biến chứng nặng hơn.
Trẻ dễ nhiễm bệnh hoặc bệnh nặng kéo dài thường do hệ miễn dịch bị suy yếu, ngoài ra còn vì độc lực của vi trùng, số lượng nhiễm…Vì vậy cách tốt nhất để giúp bé tránh bị nhiễm bệnh trong mùa này là tăng cường sức đề kháng cho bé hàng ngày. Để bé nhiễm bệnh rồi mới lo tăng sức đề kháng thì đã muộn, mà phải thường xuyên củng cố hệ miễn dịch giúp trẻ phòng bệnh.
Giai đọan trẻ nhỏ là lúc trẻ tập nhiễm và rèn luyện hệ thống miễn dịch của mình. Trẻ phải “làm quen” với những lọai vi trùng, virus trong môi trường ở nhà rồi trường học, mà trong môi trường tập thể khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm rất cao. Đặc biệt là trong mùa lạnh, khi thời tiết chuyển đổi, sức đề kháng của bé càng bị “thử thách” nhiều hơn. Trẻ ở lứa tuổi này có sức đề kháng còn yếu để có thể “đương đầu” với các chứng bệnh viêm nhiễm thông thường. Đôi khi những chứng bệnh này có thể có những biến chứng nguy hại cho sức khỏe của trẻ, nếu như không theo dõi và chăm sóc kịp thời.
Cần hỗ trợ miễn dịch cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc vệ sinh và giấc ngủ đầy đủ cho trẻ. Cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 18-24 tháng để tận hưởng nguồn kháng thể quý giá trong sữa mẹ, ăn dặm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như đạm (thịt, cá trứng, đậu hũ…), vitamin C (rau xanh và trái cây), vitamin A (thịt, cá, gan, trứng,), chất sắt, kẽm …Vào mùa lạnh, ngoài việc giữ ấm cho trẻ, các bà mẹ còn phải chú trọng chế độ dinh dưỡng, bảo đảm cho trẻ được cung cấp đầy đủ rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin C, vì Vitamin C có vai trò rất quan trọng cho việc tăng sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là với trẻ em vốn có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu.
Cần lưu ý là tuy các loại rau xanh cũng có chứa nhiều vitamin C nhưng cũng dễ bị thất thoát lượng Vitamin C khá lớn qua quá trình lưu trữ, ngâm, rửa, đun nấu, …Vì vậy việc bổ sung vitamin C là một giải pháp hữu hiệu và cần thiết để tăng sức đề kháng cho bé chống lại các bệnh thông thường khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc khi thay đổi thời tiết..
Box: Làm sao biết con bạn có sức đề kháng yếu?
– Bệnh trên 4 – 5 lần/năm;
– Thường bị viêm hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da…
– Gầy ốm
– Thường có biểu hiện mệt mỏi;
– Lâu bình phục sau khi bệnh;
– Dễ bị lây bệnh.
Nếu bé có từ 3 biểu hiện trở lên, có nghĩa là bạn cần phải tăng cường sức đề kháng cho bé ngay lập tức.
BS Đào Thị Yến Thủy
(Dân trí)
Tin liên quan
Lễ hội Gốm xuân Nam bộ diễn ra 15 ngày, từ ngày 9-1 đến 24-1-2025 tại Vườn Nhà Gốm (bên sông Sài...
Dù đoạt được những giải thưởng cao trong làng nghệ thuật 2024 vừa qua nhưng cả hai chỉ xem đó là bước...
Âm nhạc đã dần trở nên quen thuộc với người dân TP tuy nhiên việc đưa âm nhạc dân tộc vào trường...
Còn nhớ khi bước lên bục nhận giải thưởng “Biên kịch xuất sắc nhất” của Cánh diều vàng, nhà biên kịch Nguyễn...
Bình luận (0)