Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phòng vệ thương mại: Chiếc “phao cứu sinh” của doanh nghiệp khi ra biển lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh Vit Nam m ca nn kinh tế hi nhp đòi hi phi có nhng công c pháp lý hp pháp đ đm bo bình đng trong cnh tranh kinh tế hp tác vi nưc ngoài cũng như kinh tế trong nưc. Trong đó, công c phòng v thương mi (PVTM) đóng vai trò hết sc quan trng, đòi hi doanh nghip (DN) phi nm vng đ s dng hiu qu vào phòng v cho chính mình.


Doanh nghip Vit Nam khi xut khu hàng hóa ra nưc ngoài cn nâng cao năng lc phòng v thương mi

Gia tăng các v kin hàng xut khu

Các biện pháp PVTM sẽ tập trung vào chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, từ đó tạo điều kiện để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ nền kinh tế trong nước. PVTM được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép sử dụng nhưng phải tiến hành theo khuôn khổ luật pháp. Sử dụng biện pháp PVTM gồm có bên đi kiện, bên kiện và bên liên quan. Các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài là nhóm có thể bị kiện bất cứ lúc nào.

Thống kê của WTO cho thấy, hơn 20 năm qua, từ khi WTO ra đời năm 1995, các nước đã khởi xướng điều tra tổng cộng 6.300 vụ việc chống bán phá giá, 632 vụ chống trợ cấp, 400 vụ việc tự vệ. Trung bình mỗi năm có hơn 290 vụ. Qua đó có thể thấy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã gia tăng các vụ PVTM.

Đối với Việt Nam, những năm gần đây, số lượng các vụ việc PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu đang gia tăng nhanh chóng. Có nhiều lý do nhưng một trong những lý do quan trọng là xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh. Nhờ tác động tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh. Nhiều mặt hàng của Việt Nam tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nước nhập khẩu khiến ngành sản xuất tại các nước này phải đề nghị chính phủ của họ điều tra và áp dụng các biện pháp PVTM.

Ở chiều ngược lại, mặc dù PVTM là nội dung tương đối mới đối với Việt Nam nhưng trong những năm gần đây chúng ta đã chủ động sử dụng công cụ này để thiết lập môi trường cạnh tranh, công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất trong nước.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng thương mại – Công nghiệp Việt Nam – cho biết, từ trước đến nay, Việt Nam có 204 vụ kiện PVTM đối với hàng xuất khẩu, trong đó phần lớn là kiện bán phá giá. Đứng đầu là nhóm hàng hóa kim loại sắt, thép, nhôm, đồng; kế đến là dệt may, nhựa, giấy, gạch men. Thị trường kiện PVTM đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đứng đầu là Hoa Kỳ, tính đến tháng 10-2021 có 37 vụ (tỷ lệ 18,1%). Kế đến là Ấn Độ với 29 vụ, chiếm hơn 14%; Thổ Nhĩ Kỳ với 24 vụ, chiếm hơn 11%. Gần đây, các nước Phillipine, Indonesia, Malaysia, Thái Lan… cũng đang gia tăng các vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam với khoảng 40/204 vụ.

Theo bà Trang, tại Việt Nam, sau vấp váp ban đầu, hiện nay một số hiệp hội DN và DN đã biết cách sử dụng PVTM để bảo vệ lợi ích hợp pháp. Họ có sự thành thục trong ứng phó với các vụ kiện PVTM của các nước. Như hiệp hội thủy sản, sắt, dệt may, da giày đã hoàn toàn chủ động ứng phó với hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về PVTM cũng hoàn thiện hơn. Nước ta đã có chính sách thúc đẩy các DN sử dụng PVTM thuận lợi; các DN đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan điều tra…

“Thực tế có khoảng 20-22% vụ điều tra chống bán phá giá đã không đi tới kết quả áp thuế”, bà Trang thông tin.

“Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xu hướng bảo hộ nền kinh tế vẫn rất phức tạp thì có thể xảy ra kiện PVTM ở bất kỳ thị trường nào, hàng hóa nào. Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam phải cẩn thận, chủ động chuẩn bị các tình huống để ứng phó”, bà Trang khuyến cáo.

Đng “ngó lơ” phòng v thương mi

Hiện nay Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do kể ca song phương và nhiều bên, trong đó có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như hiệp định CTTP. Trong năm 2020, Việt Nam đã cùng 4 nước khác ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, gọi tắt là RCEP; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Bắc Ailen, Vương quốc Anh.


Doanh nghip Vit Nam đang gii thiu sn phm ti khách hàng

Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương – cho biết, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế này từ việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới, cho tới việc đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do đã góp phần làm thay đổi căn bản thể chế kinh tế nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Thể hiện rõ nhất sự thay đổi này là hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (hai chiều) năm 2001 mới đạt hơn 30 ngàn đô la Mỹ thì 6 năm sau (2007) khi gia nhập WTO con số này đã là 100 tỷ đô la Mỹ (tăng hơn gấp 3 lần); năm 2011 đạt 200 tỷ đô la Mỹ, năm 2019 tăng lên 507 tỷ đô la Mỹ… Để bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế và đưa ra các cam kết xóa bỏ hàng rào thuế, xóa bỏ hàng rào kinh tế, các nhà đàm phán đã thiết kế ra công cụ PVTM. Biện pháp này ra đời và phát triển cùng với tiến trình tự do hóa thương mại. Nghĩa là PVTM tham gia vào xóa bỏ, giảm bớt một số mặt hàng nhập khẩu gia tăng đột biến vì cắt giảm thuế theo các cam kết quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước. Và có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng, qua đó tạo điều kiện hoạt động cho những mặt hàng cạnh tranh công bằng.

“Biện pháp PVTM đã, đang và sẽ luôn luôn song hành cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Khánh nhấn mạnh.

Ở góc độ hướng dẫn DN ứng phó và sử dụng công cụ PVTM để bảo vệ lợi ích hợp pháp, ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại – cho hay, trước khi vụ việc xảy ra, DN cần chủ động trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật PVTM, quy định PVTM trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và đối tác để nắm rõ các nghĩa vụ, quyền lợi của mình. Thường xuyên trao đổi với hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước; xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại; lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng…

“PVTM như chiếc “phao cứu sinh” đối với DN khi ra biển lớn”, ông Dũng nói.

Phú Cát

Bình luận (0)