Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Phong vị Tết – Tâm hồn Việt” trên những trang sách

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày đu năm mi, tác gi Nguyn Hiếu Tín trình làng mt n phm đc bit ch đ v Tết “Phong v Tết – Tâm hn Vit” (NXB Hng Đc, 2024). Theo tác gi, Tết Vit mang li nhiu giá tr văn hóa đc sc, hưng con ngưi đến li sng đp, đó là thi gian thiêng liêng, giúp chúng ta hoài nim, suy tư v quá kh, khơi m, đnh hưng cho tương lai và cm nhn nhng gì đang hin hu.


Tác gi và MC Thanh Hùng trong bui ra mt sách ti Đưng sách TP.HCM

Gi nh Tết xưa

Ngoài phần lời tựa và lời kết, quyển sách Tết của Nguyễn Hiếu Tín được phân chia làm 4 phần: Ước vọng ngày xuân, Hòa cùng sắc xuân, Nắng ấm mùa xuân, Khởi sắc cùng xuân với nội dung giới thiệu, giải mã về những phong tục xưa, nét đẹp ngày Tết, như: Vui câu đối Tết, chữ Phúc ngày xuân, mai vàng, sắc gốm, múa lân, chơi hoa, chơi cờ, chơi tranh, chơi chữ, thưởng trà, đọc sách, ngoạn thạch…

Thông qua các bài viết, giúp người đọc hiểu thêm về những giá trị văn hóa Tết của người Việt mang lại. Theo đó, Tết Việt là thời điểm thiêng liêng, “điểm nút cắt đoạn cái liên tục của thời gian”, cầm trịch cho nhịp điệu sinh hoạt của con người và vạn vật. Nó vừa là ngày hội mùa xuân tưng bừng giữa đất trời bao la đang rạo rực sống mới, vừa là nghi lễ tâm linh thiêng liêng để duy trì đạo lý bền vững của nòi giống Lạc Hồng. Đây là dịp cộng cảm của con người và vạn vật, cộng cảm giữa người sống và người chết, cộng cảm giữa cá nhân với gia đình, gia tộc, xóm thôn, làng nước…


Bìa sách “Phong v
 Tết – Tâm hn Vit”

Ngày Tết, bên chung trà, chén rượu cùng ngẫm nghĩ về những câu đối Tết của người xưa, khiến ta một lần nữa thêm lòng tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo, nét tài hoa của tổ tiên đã tạo ra một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, nó vừa công phu tỉ mỉ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm “mini” ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình thức và cái uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông.

Khơi m nét đp Tết nay

Quyển sách không chỉ chia sẻ, giới thiệu những nét đẹp xưa, mà tác giả Nguyễn Hiếu Tín còn mong muốn gợi mở nhưng nét mới trong thời hội nhập, để tạo nên “truyền thống mới”. Đặc biệt, anh nhấn mạnh về thú vui đọc sách ngày xuân, trong bài “Hương xuân cùng sách”, tác giả viết: “Trong không khí trong lành của mùa xuân êm dịu, ngồi dưới khung cửa sổ an nhàn, tĩnh lặng, ngắm nhìn cành mai nở nhụy ngát hương, nhấp chén trà thơm nồng ấm vị… Bồng bềnh giữa cõi thực hư đó, được nhâm nhi, nghiền ngẫm quyển sách mình tâm đắc, thật hạnh phúc biết bao! Nó đưa lối dẫn đường đến những mê lộ, những cung bậc cảm xúc. Có lúc ta bất chợt vụt sáng với những ý tưởng, miên man với những dòng suy nghĩ, nhập tâm với nhân vật ưa thích, rồi lại băn khoăn, thao thức, hoài nghi với những giả định, hoài niệm trân trọng về quá khứ, suy tưởng đến tương lai, cảm nhận về những gì đang hiện hữu”. Theo anh, ngày nay cùng với việc tặng những câu chữ đầu năm, mà các thi nhân đã gửi lời gửi ý, gửi những hoài vọng, ước mơ, câu chúc tốt lành cho bạn bè, người thân, thiết nghĩ cũng cần tạo thêm thói quen tốt tặng, lì xì sách/báo xuân làm quà vào dịp Tết. Bởi lẽ, tặng sách là món quà cao cấp nhất vì thể hiện tính tri thức, nó khiến người được tặng cảm giác là người am hiểu, thích tìm tòi những tri thức của nhân loại. Sách vừa là vật phẩm tinh thần cao quý, vừa tiết kiệm (so với những vật phẩm khác), vừa mang lại sự hiểu biết, sự tao nhã phong lưu và thậm chí có thể trưng bày cùng với hoa, thiệp trong ngày Tết cũng rất thi vị. Lì xì sách, chính là biểu thị cho sự khai mở về trí tuệ, tinh tấn trong năm mới. Nếu có trí tuệ, mọi việc sẽ hanh thông, mang lại nhiều hiệu quả công việc.

Đặc biệt, quyển sách với bài kết “Mùa xuân miên viễn” đã gửi gắm một thông điệp cần lưu giữ tâm hồn thanh xuân, một mùa xuân không tuổi tràn đầy năng lượng, khai mở trí tuệ, những hoài bão trước thềm năm mới với tâm an lành bởi “Tâm an vạn sự an, Tâm bình thế giới bình”. Một quyển sách nhẹ nhàng, trình bày trang nhã, đẹp mắt, thích hợp là món quà đầu năm mới cũng như trong mùa lễ hội tháng giêng.

Hoa Thư

Bình luận (0)