Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phóng viên trẻ thời 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Khác vi nhng thế h làm báo trưc, lc lưng phóng viên tr ngày nay có nhiu thun li hơn vì đưc tiếp cn vi công ngh thông tin và có nhng công c tiên tiến, hin đi đ h tr cho công vic. Tuy nhiên, đ có th thành công trong thi 4.0, mi phóng viên tr phi không ngng phn đu mi có th tr đưc trong làng báo.


Phóng viên Nguyn Th Kim Sáng đang tác nghip

Rèn luyn đo đc

Từ khi còn là sinh viên năm 3 Khoa Báo chí Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, phóng viên Nguyễn Thị Kim Sáng (sinh năm 1998) đã bắt đầu bén duyên với Báo Công lý và gắn bó cho đến nay gần 5 năm. Do đặc thù văn phòng đại diện tại TP.HCM nên Kim Sáng được cọ xát nhiều mảng, trong đó đời sống xã hội là mảng Kim Sáng tham gia viết nhiều nhất.

Là phóng viên trẻ cùng với công nghệ 4.0 đang phát triển đã tạo ra những thuận lợi nhưng cũng gây không ít khó khăn cho Kim Sáng. “Công nghệ phát triển, việc tiếp cận thông tin của đội ngũ nhà báo, phóng viên trẻ như chúng tôi trở nên dễ dàng. Chúng tôi được sở hữu những công nghệ hiện đại nhất, tiếp cận với các dạng bài về Emagazine, Longform… Trong nhiều sự kiện, việc đăng tải, chia sẻ thông tin công khai của các cơ quan, đơn vị cũng giúp phóng viên có thêm thông tin đa chiều, khách quan. Tuy nhiên, làm báo thời 4.0 cũng có nhiều thay đổi, đòi hỏi phóng viên phải có sức sáng tạo, cạnh tranh khốc liệt, điển hình như thực trạng giật tít câu view, hay “tư nhân hóa báo chí”, “báo hóa” tạp chí, trang tin, mạng xã hội… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ nhà báo, phóng viên”, Kim Sáng chia sẻ.

Để vượt qua khó khăn và trụ được với nghề, Kim Sáng luôn ý thức được việc học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp, cùng với đó là việc tiếp cận khoa học kỹ thuật để bắt kịp với nhịp báo hiện nay. “Tôi không so sánh bản thân mình với bất kỳ ai nhưng tôi luôn nỗ lực học cái tốt, cái hay của người khác để bồi đắp cho mình”, Kim Sáng cho biết.


Phóng viên Thanh Trn luôn cn trng đi chiếu, kim chng thông tin đ tránh tin gi

Ngoài kỹ năng làm báo, kiến thức chuyên môn, Kim Sáng luôn nhắc nhở bản thân về đạo đức làm báo bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng để bản thân trở thành một người làm báo chân chính. “May mắn của tôi là được học tập, trưởng thành trong môi trường quân đội, những người truyền lửa rất dày dặn kinh nghiệm như: Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển – nguyên Tổng Biên tập Báo Sài Gòn giải phóng, Đại tá, nhà báo Phan Tùng Sơn – Phó Trưởng ban đại diện Báo Quân đội Nhân dân tại TP.HCM… rồi khi ra đời, tôi tiếp tục được đồng hành cùng những nhà báo tên tuổi khác. Nhờ đó, tư duy làm báo của tôi luôn vững vàng, tới thời điểm hiện tại, tôi vẫn đang sống, cháy hết mình với nghề báo”, Kim Sáng bày tỏ.

Đi chiếu, kim chng thông tin

Đến với nghề báo chưa lâu nhưng phóng viên Thanh Trần (sinh năm 1997) đang phụ trách mảng xuất bản của Tạp chí tri thức trực tuyến Zing News là cây bút năng nổ, sản xuất tin, bài nhanh, chính xác để đáp ứng nhu cầu của tòa soạn. 

Theo Thanh Trần, được làm việc trong thời công nghệ phát triển là một lợi thế giúp em có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin “khủng”, khả năng tìm kiếm thông tin nhanh. Công nghệ còn giúp tôi tiết kiệm được khá nhiều thời gian vì có thể phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua tin nhắn. “Nhờ cách này mà tôi tiếp cận được với khá nhiều nhân vật hướng nội ngại nói chuyện hoặc với những người bận rộn – họ cũng không cần phải gõ chữ mà có thể dùng chức năng chuyển giọng nói thành văn bản để trả lời phỏng vấn. Nói chung, thời 4.0 có rất nhiều cách để tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa công việc của mình”, Thanh Trần chia sẻ.

Tuy nhiên công nghệ không phải lúc nào cũng đứng về phía người làm báo. Các nguồn tin hiện nay nhiều, tin giả, thông tin chưa xác thực cũng nhiều. “Vì vậy, trong lúc làm việc tôi thường tận dụng nhiều công cụ để tìm đúng thông tin mình cần, truy gốc nguồn tin, đối chiếu, kiểm chứng thông tin”, Thanh Trần bật mí.


Phóng viên Phm Thu Hương tác nghi Đưng sách TP.HCM

Thanh Trần cho hay, là một phóng viên trẻ điều em lo lắng nhất là không đủ kiến thức chuyên sâu, không đủ kinh nghiệm sống để phân tích vấn đề và truyền tải cho người đọc. Bởi bây giờ hầu như ai cũng biết sử dụng mạng internet đều có thể trở thành người đưa tin. Nhưng đưa tin như thế nào? Thông tin mình đưa ra có chính xác không? Nó sẽ có tác động đến người khác ra sao? Tính nhân văn mà mình mang lại là gì? Thanh Trần cho rằng vẫn còn rất nhiều điều mà người làm báo ngày nay phải cân nhắc để làm đúng vai trò của mình.

Phóng viên Phạm Thu Hương (sinh năm 1995) hiện đang phụ trách mảng văn hóa của Thông tấn xã Việt Nam tại TP.HCM. Thu Hương cho rằng, thời đại 4.0 mạng xã hội, công nghệ phát triển, bên cạnh việc đi thực tế để thu thập tin tức thì việc cạnh tranh thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác cũng là một áp lực chung của người làm báo hiện nay. Chính vì thế, so với thông tin, tài liệu tràn lan trên mạng, những người làm báo cần có những thông tin riêng biệt, chính xác do chính mình phát hiện, khai thác. Đây cũng chính là thách thức không nhỏ, đòi hỏi mỗi người làm báo phải nỗ lực, cố gắng hơn mỗi ngày. “Em nghĩ, để có được bài báo hay, chất lượng, nhận được sự quan tâm đến từ độc giả thì yếu tố đặt tít rất quan trọng. Vì tít sẽ bao hàm nội dung sản phẩm, tít hay cũng tạo được sự hứng thú cho người đọc trước khi họ xác định click vào đọc nội dung chi tiết. Bên cạnh đó, một bài báo thành công thì không chỉ đơn giản là viết lại những gì người khác đã đưa ra mà bản thân em sẽ tìm tòi thêm những yếu tố mới lạ cả về nội dung và cách tiếp cận để bài được phong phú hơn”, Thu Hương chia sẻ.

H Trinh

Bình luận (0)