Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phụ huynh chưa tin việc phân luồng?

Tạp Chí Giáo Dục

Mt s trưng không gii quyết vic làm cho ngưi hc như cam kết, thu thêm hc phí đ bù chi trong khi ngưi hc đưc min 100%… Đó là các nguyên nhân dn đến hc sinh không mun đi hc ngh; ngưi dân chưa tin tưng, ng h công tác hưng nghip và phân lung sau THCS.

Hc sinh Trưng TC ngh k thut công ngh Hùng Vương trong gi thc hành

Trưng “m ” tin hc phí

Theo quy định, sau THCS, học sinh học nghề sẽ được miễn 100% học phí, tuy nhiên ở một số trường TC và CĐ lại thu thêm tiền ngoài quy định. Khoản thu thêm này được cho là chi phí thực hành thực tế hoặc là “vì ngành đặc thù”. Ông Hoàng Quốc Long (Hiệu trưởng Trường TC Nguyễn Tất Thành) thừa nhận việc thu thêm ngoài học phí Nhà nước cấp là có, tuy nhiên chỉ ở một số nghề và số tiền không lớn lắm nhằm để mua sắm vật tư, thiết bị thực hành.

Ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách  khoa TP.HCM) cũng cho rằng, tuy có chính sách miễn giảm học phí cho người học nghề sau THCS, nhưng hiện nay kinh phí này vẫn còn thấp so với chi phí đào tạo và bắt buộc các trường phải thu thêm để bù chi. Trong khi đó, đại diện nhiều trường TC nghề giải thích, để thu hút học sinh vào học nghề, các cơ sở đào tạo phải đầu tư mua sắm trang thiết bị, mô hình, học cụ thực hành, thực tập, chương trình đào tạo nhằm tăng thực hành, đặc biệt là thời gian thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Chi phí này khá lớn, trong khi kinh phí trên đầu người học là rất thấp, việc thu thêm là điều tất nhiên.

TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC Nghề Nhân Đạo) cho biết thực tế có không ít phụ huynh phản ứng vì sao phải thu thêm học phí, trong khi quy định là được miễn. Có chuyện này là do các trường không giải thích, tư vấn cụ thể, đầy đủ cho phụ huynh hiểu rõ. Hơn nữa, dù được miễn nhưng HS phải đóng trước cho trường, sau đó địa phương sẽ chi trả lại. Chính vì nhiều phụ huynh chưa nắm kỹ quy định mà có phản ứng như vậy.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng chuyện phụ huynh phản ứng vì phải đóng tiền là đúng. Việc các trường “ỡm ờ”, sợ nói thu thêm tiền sẽ không ai học nên… cố tình im, đến khi vào học được nhận thông báo thì mọi việc đã rồi. Ông Lâm cũng đề nghị các trường rút kinh nghiệm, cần có thông báo cụ thể các khoản tiền phải đóng thêm ngay từ đầu để phụ huynh có kế hoạch chuẩn bị.

Lo ngi cam kết “100% hc sinh có vic làm ngay”

Nhà trường đảm bảo 100% người học ra trường có việc làm. Đó là lời cam kết miệng thường được nghe khi đại diện các trường tư vấn hướng nghiệp với phụ huynh và học sinh. Ông Đặng Văn Sáng khẳng định, nhiều trường TC-CĐ làm rất tốt về giới thiệu nơi thực tập cho người học, được doanh nghiệp tuyển dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số trường không quan tâm lắm đến vấn đề này, hoặc cũng có nỗ lực xây dựng quan hệ với doanh nghiệp nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Bà Ngô Th Thy (p 3, xã Phưc Kin, huyn Nhà Bè) cho biết: “Vì gia đình khó khăn mi cho con hc ngh đ sm có vic làm. Dù ch đóng 100.000-200.000 đng/tháng nhưng đây là s tin ln đi vi gia đình. Hơn na, vì biết hc ngh đưc min phí nên chúng tôi mi cho con đi hc”.

Hiệu trưởng một trường TC nghề tại TP.HCM đánh giá cao ngày hội việc làm được các trường phối hợp với doanh nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức, tạo điều kiện cho người học tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp. Về quy mô, hình thức là có, song chất lượng thì khó mà đánh giá được, bởi con số thống kê cụ thể và chính xác số người được giới thiệu việc làm qua ngày hội đó còn khá mơ hồ.

Trong chương trình tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS tại huyện Bình Chánh mới đây, bà Lê Thị Sen (ngụ xã Phong Phú) lo ngại về cam kết “100% học sinh tốt nghiệp có việc làm ngay”. “Nếu người học ra không có việc làm thì sẽ thế nào?, nhà trường có trách nhiệm gì không?”, bà Sen đặt câu hỏi. Lo lắng của bà Sen cũng là lo lắng chung của nhiều phụ huynh đang hướng cho con em mình chọn học nghề sau THCS. “Có trường cố tình thông tin quá khả năng của đơn vị để chiêu sinh cho bằng được và cuối cùng người học phải tự bươn chải tìm việc làm thêm, tìm chỗ thực tập và đáng ngại nhất là tự tìm việc sau khi ra trường”, vị hiệu trưởng trường TC nghề ở trên nói.

Ông Sáng chia sẻ: “Cam kết việc làm cho người học tưởng dễ mà khó, trừ một số đơn vị có uy tín trong đào tạo nghề theo đặt hàng, xây dựng tốt quan hệ với doanh nghiệp. Ngoài ra, nguồn cung – cầu lao động không ổn định cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết với người học. Đây cũng là lý do người học cũng như phụ huynh chưa tin tưởng ở chính sách phân luồng, học nghề sau THCS trong thời gian qua”.

T.Anh

Bình luận (0)