Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Phụ huynh có thể giám sát xe đưa rước học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm đm bo an toàn cho hc sinh (HS) trên đưng đến trưng, S GD-ĐT TP.HCM va phát đi công văn v vic tăng cưng các gii pháp bo đm an toàn cho HS khi s dng dch v xe đưa rưc. Trong đó có đ xut thiết lp kênh thông tin đ tiếp nhn ý kiến ph huynh v cht lưng ca dch v này.

Đt cao đim kim tra xe đưa rưc HS s đưc trin khai đến ngày 31-12-2019

Kênh thông tin tiếp nhn ý kiến ph huynh v xe đưa rưc

Căn cứ văn bản số 5513/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 6-12-2019 của Bộ GD-ĐT về báo cáo kết quả triển khai về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn HS khi sử dụng dịch vụ đưa rước bằng xe ô tô, Sở GD-ĐT ban hành văn bản số 4583/GDĐT-CTTT do Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Thị Diễm Thu ký ngày 11-12-2019. Theo nội dung văn bản, Sở GD-ĐT yêu cầu các trưởng phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc trung tâm GDNN – GDTX và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách đảm bảo ATGT đối với xe ô tô đưa rước và báo cáo số liệu chậm nhất vào ngày 17-12-2019. Theo đó, các số liệu cần báo cáo gồm tổng số xe ô tô các đơn vị sử dụng đưa rước HS năm học 2019-2020; số xe ô tô sử dụng đủ tiêu chuẩn cho phép theo quy định đưa rước HS; tỷ lệ (%) xe do nhà trường hợp đồng và tỷ lệ (%) xe do chủ thể khác điều hành.

Bên cạnh công tác tổng hợp báo cáo số liệu, Sở GD-ĐT đề nghị thủ trưởng các đơn vị tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng và các quy định của pháp luật về ATGT cho giáo viên, HS. Trong đó lưu ý các quy định về an toàn khi ngồi trên xe ô tô, kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố, kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm khi không có người trợ giúp (cách mở cửa lên/xuống xe; bấm còi gây sự chú ý cho người xung quanh, phát tín hiệu cấp cứu bằng âm thanh, ánh sáng, ký hiệu; sử dụng búa phá kính thoát hiểm trên xe…). Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông có sử dụng dịch vụ đưa rước bằng xe ô tô, cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định; lái xe phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định; có phẩm chất, đạo đức tốt; ứng xử có văn hóa với HS, giáo viên, nhân viên, cha mẹ HS và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về ATGT. Đặc biệt, các trường phải chủ động xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình đưa rước HS bằng xe ô tô, trong đó phải có sự thống nhất giữa nhà trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và gia đình HS. Khi ký kết hợp đồng vận chuyển giữa cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm của các bên liên quan về ATGT, bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng cho HS.

Đối với các trường học, nhà trường phải phân công giáo viên hoặc nhân viên có kinh nghiệm (đã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về ATGT) tham gia đưa rước HS bằng xe ô tô; chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách HS, đảm bảo trật tự, vệ sinh và hướng dẫn HS thực hiện các quy định, kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe, khi lên hoặc xuống xe; bàn giao HS cho giáo viên chủ nhiệm lớp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của lái xe. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp quản lý HS, thông báo kịp thời cho gia đình khi HS vắng mặt chưa rõ lý do. Hiệu trưởng (hoặc người đại diện pháp luật của trường) chịu trách nhiệm trước pháp luật, gia đình HS về toàn bộ hoạt động đưa rước của nhà trường và sự an toàn cho các em. Bên cạnh đó, nhà trường và phụ huynh cần thường xuyên trao đổi thông tin trong việc kiểm tra, giám sát về chất lượng dịch vụ, về trách nhiệm của giáo viên, nhân viên đưa rước để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho các em. Đặc biệt, các trường nên thiết lập kênh thông tin tiếp nhận ý kiến phản ảnh của phụ huynh về chất lượng dịch vụ đưa rước, và tham gia giám sát hoạt động này, đồng thời chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án tổ chức giao thông khu vực xung quanh trường học, đặc biệt là khu vực cổng trường nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các em.

Tăng cưng kim tra xe đưa rưc đến ngày 31-12

Đề cập đến công tác đảm bảo an toàn cho HS bằng xe đưa rước, ông Trần Quốc Khánh (Chánh thanh tra Sở GTVT TP) cho biết, lực lượng thanh tra đã phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động xe đưa rước từ cuối tháng 9 đến nay. Theo đó, lực lượng phối hợp liên ngành đã kiểm tra tại 24 trường học với 56 phương tiện đưa đón 1.344 HS. Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị cơ bản thực hiện tốt các quy định an toàn trong hoạt động xe đưa rước, về an toàn kỹ thuật phương tiện, tài xế có giấy phép lái xe, xe ô tô tham gia đưa rước được đăng kiểm theo quy định, người tham gia đưa rước HS được tập huấn kỹ lưỡng, quy trình đưa rước và giao nhận HS được thực hiện nghiêm túc ở từng đơn vị… Tuy nhiên, một vài phương tiện ô tô đưa rước đã không được trang bị bình chữa cháy hoặc nếu có thì bình đã hết hạn sử dụng.

Là một trong số các đơn vị triển khai tốt hoạt động xe đưa rước HS là Trường THCS Trần Đại Nghĩa (quận 2). Vào sáng 6-12, lực lượng thanh tra Sở GTVT và Sở GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra 10 xe đưa rước và kết quả là tất cả các phương tiện đều đáp ứng điều kiện an toàn cho HS. Tương tự, 15 xe đưa rước 200 em HS của Trường THCS Lương Định Của cũng đảm bảo công tác đưa rước HS đi về an toàn trong 3 năm qua. Theo Hiệu trưởng Trần Văn Tình, tài xế phục vụ đưa rước đều có số điện thoại của từng phụ huynh HS để có thể trao đổi thông tin kịp thời trong những trường hợp cần thiết. Ông Phan Trung Tâm (Thanh tra Sở GTVT TP) cho biết, đợt cao điểm kiểm tra xe đưa rước HS sẽ tiếp tục triển khai đến ngày 31-12-2019, nhằm đảm bảo an toàn cho các em HS một cách tốt nhất. Ngoài ra, Sở GTVT còn phối hợp với các trung tâm đăng kiểm thực hiện công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện đưa rước HS theo quy định chung.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)