Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phụ huynh cùng con trải nghiệm… học mà chơi

Tạp Chí Giáo Dục

C gia đình cùng con tham gia các trò chơi tp th, đưc hòa mình vào không khí va hc va chơi ca con…, đó là nhng tri nghim thú v mà Trưng Mm non 14 (Q.Tân Bình, TP.HCM) mang đến cho ph huynh và tr qua hi thao “Bé vui khe”.


Các “c
u th nhí” t tin trên sân c

Tr t tin hơn

7 giờ sáng hội thao mới chính thức khai mạc, song ngay từ sớm, phụ huynh và trẻ đã có mặt đông đủ tại trường. Trẻ nào cũng được ba mẹ mặc đồng phục theo lớp, nhiều phụ huynh cũng mặc đồng phục cùng với trẻ. Chị Phùng Thị Nga (có con học lớp Lá) cho hay, cả gia đình tôi chờ đợi suốt 2 tuần nay khi được giáo viên chủ nhiệm thông báo về việc trường tổ chức hội thao “Bé vui khỏe”.

Trong 2 tuần trước khi hội thao diễn ra, chị Nga cho biết giáo viên chủ nhiệm thường xuyên chia sẻ những hình ảnh trẻ tập luyện các trò chơi, múa hát ở lớp trên group phụ huynh. Từ những hình ảnh cô giáo chia sẻ, tối về cả gia đình cùng con múa hát, chơi trò chơi rất vui. “Ngày nào con đi học về cũng líu lo kể những câu chuyện trên lớp làm cả gia đình vui theo. Chứng kiến con hóa thân thành “cầu thủ nhí” trên sân bóng mạnh mẽ, hào hứng, cả nhà vỡ òa hạnh phúc”, chị Nga chia sẻ.

Tham gia hội thao, trẻ và phụ huynh được hòa mình vào nhiều trò chơi thú vị như nhảy khởi động, thi đồng diễn; trò chơi vận động game show theo từng khối như thi đấu bóng đá ở khối lá, đua xe đạp ở khối chồi, thi đấu trò chơi liên hoàn ở khối nhà trẻ và mầm. Không chỉ tự tin thể hiện khả năng múa hát, trong hội thao, trẻ và phụ huynh còn được tham gia các trò chơi mang tính gia đình, gắn kết như đánh golf, vượt chướng ngại vật… Đây được xem là phần thi ấn tượng, là cơ hội để phụ huynh cùng học, cùng chơi với con tại trường. “Cuối tuần, gia đình tôi thường cho con đến các khu vui chơi, thế nhưng, để con và ba mẹ cùng tham gia một sân chơi mang tính gắn kết thì đây là lần đầu tiên chúng tôi và con được trải nghiệm. Sân chơi ý nghĩa này đã mang đến môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, hạnh phúc, không chỉ con thích thú mà cả gia đình đều rất thích thú”, anh Trần Quang Huy (có con học lớp Chồi) bày tỏ.


Ba m
 “nhp cuc” vi tr trong trò chơi game show

Anh Trần Trọng Ngọc (Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Mầm non 14) đánh giá, hội thao là sân chơi vận động đầy thú vị, bổ ích cho trẻ. Đặc biệt càng ý nghĩa hơn khi sân chơi có sự tham gia của phụ huynh, đã mang đến môi trường gắn kết trẻ với nhà trường, trẻ với gia đình và gia đình với nhà trường, từ đó giúp trẻ hoàn thiện thêm nhiều kỹ năng. “Con tôi học lớp mầm, ngày nào đi học về cháu cũng múa hát rất vui. Khi tham gia những sân chơi như thế này, tôi thấy con tự tin và lớn lên rất nhiều. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ rất cần thiết có những sân chơi gắn kết, vận động mà ở đó trẻ được cùng với ba mẹ, thầy cô, bạn bè thể hiện năng khiếu để phát triển khả năng ngôn ngữ, tình cảm, hoàn thiện nhân cách”, anh Ngọc chia sẻ.

Công khai cht lưng giáo dc nhà trưng

Trong hội thao, một số trò chơi nhà trường đã mời giáo viên bộ môn về hướng dẫn cho trẻ; cụ thể như môn bóng đá, nhà trường mời huấn luyện viên chuyên nghiệp về dạy trẻ nam đá bóng; còn sân chơi đồng diễn thì trẻ được các huấn luyện viên nhịp điệu hướng dẫn… Qua hội thao, điều mà cô Đào Nguyễn Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp Lá 1) thấy hạnh phúc nhất là nhìn trẻ vui cười, tự tin trong mỗi trò chơi. “Các trẻ nam trở thành những cầu thủ nhí trên sân cỏ, tự tin dẫn bóng, hay đứng trên sân khấu với bao nhiêu khán giả phía dưới nhưng trẻ nào cũng rạng ngời, tự tin hát múa. Với người làm giáo dục thì đây được xem là một sự thành công. Và càng hạnh phúc hơn khi được sự đồng hành, thấu hiểu của phụ huynh trong mọi hoạt động từ chuẩn bị đồng phục cho lớp, thiết kế băng rôn cổ động…”, cô Trang bày tỏ.

Cô Phan Thị Ánh Hiệp (Hiệu trưởng Trường Mầm non 14) thông tin, với mô hình là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế được xem là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện nhiều hoạt động giáo dục, vui chơi, rèn luyện mang tính thực hành trải nghiệm thực tế cho trẻ. Hội thao “Bé vui khỏe” là một trong những sân chơi được nhà trường tổ chức nhằm phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ, trang bị cho trẻ thêm nhiều kỹ năng sống, phát triển toàn diện.


Trò chơi đua xe đp

Cô Hiệp chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mầm non là bậc học mà cả cô và trò đều chịu thiệt thòi nhiều nhất. Trong thời gian ở nhà phòng chống dịch, các cô đã chủ động, sáng tạo xây dựng những video vui chơi, múa hát để trẻ và phụ huynh cùng học, cùng chơi… Khi trẻ trở lại trường, các cô cố gắng phân chia nhiều góc vui chơi để trẻ vừa chơi, vừa đảm bảo phòng chống dịch. “Hiện tại, khi tình hình dịch đã cơ bản được kiểm soát, nhà trường tận dụng thời gian này để xây dựng nhiều sân chơi nhằm bù đắp cho trẻ. Khi được vận động, vui chơi, thỏa thích khám phá, thể hiện, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều; hoàn thiện thêm về kỹ năng giao tiếp, làm việc tập thể, ý thức tự giác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với trẻ lớp Lá – giai đoạn sắp bước vào lớp 1”, cô Hiệp cho hay.

Không những thế, theo cô Hiệp, một trong những điều quan trọng mà sân chơi này mang lại đó là sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh được cùng tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường với trẻ sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết, là cách để nhà trường công khai chất lượng giáo dục trẻ, từ đó tạo sự thống nhất trong phương pháp giáo dục trẻ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. “Với bậc học mầm non, tiếng nói chung giữa gia đình và nhà trường là cực kỳ quan trọng. Để có được tiếng nói chung thì đòi hỏi từ phía gia đình và nhà trường đều phải có sự lắng nghe, góp ý. Và sân chơi trên là cách phụ huynh tham gia, góp ý, xây dựng để cùng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, chăm sóc trẻ”, cô Hiệp khẳng định.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)