Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phụ huynh dè dặt với chương trình 9+CĐ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đến thi đim này, nhiu trưng ngh đã t chc tuyn sinh chương trình 9+cao đng (9+CĐ) hc song song chương trình THPT vi thi gian đào to 3,5 năm. Bên cnh nhng ngưi quan tâm thì vn có không ít ph huynh còn dè dt, chưa tin tưng.

Sinh viên Khoa Cơ khí Trưng CĐ Lý T Trng  thc hành ti xưng

Lo lng vì… chưa thông

Chị Nguyễn Tường Vy (ngụ đường số 4, cư xá Đô Thành, Q.3, TP.HCM) cho biết gia đình thật sự lo lắng khi năm nay con trai quyết định theo học chương trình 9+CĐ tại một trường CĐ nghề. “Sức học của cháu chỉ ở mức trung bình, gia đình cũng động viên cháu vào trường THPT tư thục sau khi không vào được lớp 10 công lập nhưng cháu đã đăng ký học chương trình 9+CĐ”, chị Vy chia sẻ. Theo chị Vy, gia đình lo là bởi hiện nay chương trình 9+CĐ chỉ được một số trường thí điểm, liệu con trai chị có học nổi không khi phải vừa học nghề, vừa học văn hóa để đủ điều kiện thi lấy bằng tốt nghiệp THPT. Tương tự, anh Đỗ Duy Phong (ngụ huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) thật sự bị “sốc” khi tháng trước con trai xin phép gia đình vào TP.HCM học nghề trong khi học lực của con anh ở THCS đều khá, giỏi. Anh Phong tâm sự: “Gia đình muốn hướng cháu học ngành sư phạm theo truyền thống gia đình bên nội nhưng cháu không ưng và quyết định rẽ ngang khiến ai biết chuyện cũng tiếc”. Được biết, hiện con trai anh Phong đã đăng ký nhập học chương trình 9+CĐ nghề cơ khí tại một trường CĐ với mong muốn rút ngắn thời gian học, sớm đi làm phụ giúp gia đình. “Học nghề gì, trường nào cũng được miễn là thỏa đam mê và có hứng thú, nhưng tôi không thể không băn khoăn bởi ở tuổi 14-15, cháu chưa chín chắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp”, anh Phong chia sẻ.

Ở góc độ nhà trường, ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) khẳng định: “Với chương trình 9+CĐ, song song việc học văn hóa, ngay học kỳ đầu người học đã làm quen với ngành nghề đào tạo. Nếu các em cảm thấy không thích, không có đam mê với ngành nghề nào thì có thể chuyển sang ngành nghề khác; vì vậy, phụ huynh không phải băn khoăn với việc lựa chọn không đúng ngành nghề của con em mình”.

Theo ông Lý, vấn đề là ở tâm lý phụ huynh: Con học lớp 9 thì phải lên lớp 10; con mới 15 tuổi nên lo sợ khi xa nhà không ai kèm cặp sẽ hư hỏng… Hơn nữa, bản thân họ chưa hiểu đúng hướng đi sau THCS. “Có trường hợp khi phụ huynh đưa con từ Tây Nguyên xuống TP.HCM học nghề, hay tin ông nội đòi… tự tử, người cha đành phải đưa con trở về học tiếp THPT”, ông Lý dẫn chứng.

Ưu đim ca chương trình 9+CĐ

Ông Đinh Văn Đệ (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng) đánh giá, ưu điểm của chương trình 9+CĐ là người học chỉ mất 3,5 năm để lấy bằng CĐ và bằng THPT. Theo đó, người học vừa học nghề vừa học văn hóa 7 môn để đủ điều kiện thi THPT quốc gia. Trước lo ngại của phụ huynh cũng như người học chương trình này ra trường còn quá trẻ (khoảng 19-20 tuổi) khó xin việc làm, ông Đệ cho rằng doanh nghiệp chỉ ngại tuyển dụng lao động trình độ TC (sau THCS đi học TC), bởi khi ra trường các em mới 16-17 tuổi chứ trình độ CĐ thì không quá lo lắng.

Th trưng B LĐ-TB&XH Lê Quân khng đnh: Các quc gia như Hàn Quc, Nht Bn, Đc… phát trin mnh chương trình 9+CĐ t hàng chc năm nay. Theo đó, h bt đu phân lung t lp 6 và có nhiu hưng đ ngưi hc la chn trong quá trình hc ngh.

Đề cập ưu điểm của chương trình 9+CĐ, TS. Nguyễn Phan Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) cho rằng sau THCS, nếu muốn vào THPT rồi học lên CĐ-ĐH thì mất ít nhất 6-7 năm mới ra trường đi làm. Trong khi đó, sau THCS học CĐ thì chỉ mất 3,5 năm, điều kiện liên thông cũng dễ dàng, người học có thể tiếp tục học ĐH để lấy bằng kỹ sư hoặc cử nhân thực hành. Ngoài việc rút ngắn thời gian học tập theo quy định, ông Nguyễn Đăng Lý cho biết Trường CĐ Quốc tế TP.HCM đào tạo theo tín chỉ, do vậy học sinh muốn học vượt trong thời gian nghỉ hè thì nhà trường sẽ tạo điều kiện để các em rút ngắn thời gian hơn nữa.

Ở góc độ quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhận định chương trình 9+CĐ cũng là một giải pháp thực hiện phân luồng sau THCS, đồng thời giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như lâu nay. Tuy nhiên, để mô hình này thật sự hiệu quả, công tác hướng nghiệp phải có sự phối hợp tham gia giữa các trường nghề, trường phổ thông và phụ huynh…

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân khẳng định: Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… phát triển mạnh chương trình 9+CĐ từ hàng chục năm nay. Theo đó, họ bắt đầu phân luồng từ lớp 6 và có nhiều hướng để người học lựa chọn trong quá trình học nghề. “Chúng ta đã có cơ chế, các trường có điều kiện thì mạnh dạn triển khai. Để phụ huynh hiểu rõ hơn về chương trình 9+CĐ cần tuyên truyền mạnh, trường nghề luôn chủ động và đặc biệt là công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông phải xuyên suốt”, Thứ trưởng Lê Quân đề nghị.

Bài, ảnh: T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)