Học sinh học phụ đạo |
Không ít học sinh (HS) do tâm
lý sợ giáo viên (GV) “ghét” nên đã đến nhà GV học thêm, dù đó là những HS học
khá, giỏi. Thậm chí, một số HS đã học thêm ở trung tâm văn hóa ngoài giờ nhưng
vẫn thu xếp đến nhà GV học vài buổi/ tuần… để đến lớp cô không cho điểm kém,
ngược lại sẽ được cô “quan tâm” nhiều hơn…
lý sợ giáo viên (GV) “ghét” nên đã đến nhà GV học thêm, dù đó là những HS học
khá, giỏi. Thậm chí, một số HS đã học thêm ở trung tâm văn hóa ngoài giờ nhưng
vẫn thu xếp đến nhà GV học vài buổi/ tuần… để đến lớp cô không cho điểm kém,
ngược lại sẽ được cô “quan tâm” nhiều hơn…
Không học thêm sẽ bị cô giáo
“ghét”?
“ghét”?
Chị Nguyễn Thị Thu Ba, nhà ở
Q.Bình Thạnh, kể: “Bé nhà tôi năm nay mới học lớp 1 mà mỗi tuần 3 buổi (buổi
chiều) phải đến nhà cô giáo để cô rèn chữ viết và dạy đọc thêm. Mặc dù tôi rất
muốn con ở nhà nghỉ ngơi sau một ngày đến trường, nhưng một số phụ huynh đã
chia sẻ với tôi là “nếu không đi học thêm thì đến lớp cô giáo không quan tâm,
con chị viết chữ sẽ bị xấu”. Mức học phí 800 ngàn đồng/ tháng là số tiền không
nhỏ. Tôi tính cho con học vài tháng đầu để cháu biết được cách cầm bút đúng đắn,
sau đó sẽ lấy cớ chuyển chỗ làm xa không tiện đường đưa rước con đến nhà cô
mong cô thông cảm…”. Còn anh Hồ Tuấn Anh, nhà ở Q.Thủ Đức thì chia sẻ: “Con tôi
học tiểu học là HS giỏi nhưng sang lớp 6 điểm các môn toán và văn của cháu đều
bị điểm kém, tôi buộc phải cho cháu đến nhà cô giáo học thêm mỗi tuần hai buổi,
mỗi tháng tôi đóng 500 ngàn đồng để loại trừ trường hợp vô lớp con bị cô… đì”.
Q.Bình Thạnh, kể: “Bé nhà tôi năm nay mới học lớp 1 mà mỗi tuần 3 buổi (buổi
chiều) phải đến nhà cô giáo để cô rèn chữ viết và dạy đọc thêm. Mặc dù tôi rất
muốn con ở nhà nghỉ ngơi sau một ngày đến trường, nhưng một số phụ huynh đã
chia sẻ với tôi là “nếu không đi học thêm thì đến lớp cô giáo không quan tâm,
con chị viết chữ sẽ bị xấu”. Mức học phí 800 ngàn đồng/ tháng là số tiền không
nhỏ. Tôi tính cho con học vài tháng đầu để cháu biết được cách cầm bút đúng đắn,
sau đó sẽ lấy cớ chuyển chỗ làm xa không tiện đường đưa rước con đến nhà cô
mong cô thông cảm…”. Còn anh Hồ Tuấn Anh, nhà ở Q.Thủ Đức thì chia sẻ: “Con tôi
học tiểu học là HS giỏi nhưng sang lớp 6 điểm các môn toán và văn của cháu đều
bị điểm kém, tôi buộc phải cho cháu đến nhà cô giáo học thêm mỗi tuần hai buổi,
mỗi tháng tôi đóng 500 ngàn đồng để loại trừ trường hợp vô lớp con bị cô… đì”.
Không chỉ có HS tiểu học mới
“chạy đua” học thêm để mong được cô giáo “quan tâm” hơn mà HS THCS và THPT cũng
không tránh khỏi tâm lý sợ giáo viên… đì. Một HS (xin giấu tên) học Trường THPT
V.T.S, kể: “Môn nào em học cũng tốt, không cần thiết phải đi học thêm nhưng một
số thầy cô lại thiếu cảm tình với những HS không đi học thêm, đến lớp mỗi khi
có bài khó là bắt bẻ, gọi chúng em lên nếu làm không được thì cho điểm xấu
không thương tiếc nên cuối cùng chúng em cũng buộc phải đi học thêm…”.
“chạy đua” học thêm để mong được cô giáo “quan tâm” hơn mà HS THCS và THPT cũng
không tránh khỏi tâm lý sợ giáo viên… đì. Một HS (xin giấu tên) học Trường THPT
V.T.S, kể: “Môn nào em học cũng tốt, không cần thiết phải đi học thêm nhưng một
số thầy cô lại thiếu cảm tình với những HS không đi học thêm, đến lớp mỗi khi
có bài khó là bắt bẻ, gọi chúng em lên nếu làm không được thì cho điểm xấu
không thương tiếc nên cuối cùng chúng em cũng buộc phải đi học thêm…”.
Kết quả học tập là ở năng lực
HS
HS
Quản lý việc GV dạy thêm ở
nhà là một việc làm không phải dễ. “Hầu hết các trường đều buộc GV phải báo cáo
nếu mở lớp dạy thêm ở nhà nhưng nếu họ không báo cáo thì ban giám hiệu cũng khó
mà quản lý. Bởi giáo viên mỗi người ở một quận, không thể cử người theo dõi hết
tập thể GV trong nhà trường”, hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn Q.Gò
Vấp cho biết.
nhà là một việc làm không phải dễ. “Hầu hết các trường đều buộc GV phải báo cáo
nếu mở lớp dạy thêm ở nhà nhưng nếu họ không báo cáo thì ban giám hiệu cũng khó
mà quản lý. Bởi giáo viên mỗi người ở một quận, không thể cử người theo dõi hết
tập thể GV trong nhà trường”, hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn Q.Gò
Vấp cho biết.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều
trường tiểu học, THCS và THPT, phụ huynh không nên quá lo lắng bởi đây là những
trường hợp cá biệt, hơn thế nữa kết quả học tập của HS không phải do GV hoàn
toàn quyết định mà là do chính năng lực học tập của HS.
trường tiểu học, THCS và THPT, phụ huynh không nên quá lo lắng bởi đây là những
trường hợp cá biệt, hơn thế nữa kết quả học tập của HS không phải do GV hoàn
toàn quyết định mà là do chính năng lực học tập của HS.
Cô Hàn Thị Thuận, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Bình Triệu, Q.Thủ Đức, cho biết theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM,
các trường tiểu học dạy hai buổi không được tổ chức dạy thêm học thêm, do đó
chúng tôi đã quán triệt GV trong trường không được dạy thêm, tăng tiết. Nếu có
trường hợp GV dạy thêm ở nhà nhưng nhà trường không biết hoặc phụ huynh thấy cô
giáo “ghét” HS cho điểm thấp vì không đi học thêm thì cần thông báo cho ban
giám hiệu biết để kịp thời xử lý. Phụ huynh không nên quá lo lắng vì tất cả các
điểm như kiểm tra miệng, kiểm tra một tiết… chỉ là căn cứ đánh giá năng lực học
tập của HS để GV dễ dàng phân hóa trình độ HS, chú ý bồi dưỡng các em còn yếu.
Còn các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ đều do nhà trường hoặc phòng GD-ĐT ra đề
thi, tổ chức coi thi nghiêm túc, có rọc phách để GV chấm chéo nên GV không thể
can thiệp vào kết quả đạt khá hay giỏi của các em”.
Trường Tiểu học Bình Triệu, Q.Thủ Đức, cho biết theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM,
các trường tiểu học dạy hai buổi không được tổ chức dạy thêm học thêm, do đó
chúng tôi đã quán triệt GV trong trường không được dạy thêm, tăng tiết. Nếu có
trường hợp GV dạy thêm ở nhà nhưng nhà trường không biết hoặc phụ huynh thấy cô
giáo “ghét” HS cho điểm thấp vì không đi học thêm thì cần thông báo cho ban
giám hiệu biết để kịp thời xử lý. Phụ huynh không nên quá lo lắng vì tất cả các
điểm như kiểm tra miệng, kiểm tra một tiết… chỉ là căn cứ đánh giá năng lực học
tập của HS để GV dễ dàng phân hóa trình độ HS, chú ý bồi dưỡng các em còn yếu.
Còn các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ đều do nhà trường hoặc phòng GD-ĐT ra đề
thi, tổ chức coi thi nghiêm túc, có rọc phách để GV chấm chéo nên GV không thể
can thiệp vào kết quả đạt khá hay giỏi của các em”.
Còn với ý kiến: tại sao ở bậc
học dưới HS đạt loại giỏi nhưng lên lớp trên lại bị điểm kém”, thầy Cao Đức
Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Trường Toản (Q.1), phân tích: “Khi chuyển từ bậc
học này sang bậc học khác các em sẽ có sự thay đổi về cách học. Nếu ở bậc tiểu
học, HS được GV dắt tay chỉ việc nhưng sang bậc THCS, các em học nhiều môn học
(lớp 6 có 13 môn), mỗi môn lại có những yêu cầu khác nhau, các em cần phải có
phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Bước vào bậc học mới, nhiều em chưa bắt kịp
với các phương pháp học mới nên thời gian đầu có thể bị điểm thấp nhưng dần dần
khi các em nắm bắt được thì sẽ học tập tốt hơn. Còn việc GV “đì” nếu HS không
đi học thêm thì chỉ là trường hợp cá biệt. Phụ huynh nào có thắc mắc gì thì đến
gặp ban giám hiệu nhà trường trình bày để được giải quyết chứ không nên nhắm mắt
cho con em đi học thêm vừa tốn tiền, vừa mất công mất sức mà lại chẳng được lợi
ích gì”.
học dưới HS đạt loại giỏi nhưng lên lớp trên lại bị điểm kém”, thầy Cao Đức
Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Trường Toản (Q.1), phân tích: “Khi chuyển từ bậc
học này sang bậc học khác các em sẽ có sự thay đổi về cách học. Nếu ở bậc tiểu
học, HS được GV dắt tay chỉ việc nhưng sang bậc THCS, các em học nhiều môn học
(lớp 6 có 13 môn), mỗi môn lại có những yêu cầu khác nhau, các em cần phải có
phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Bước vào bậc học mới, nhiều em chưa bắt kịp
với các phương pháp học mới nên thời gian đầu có thể bị điểm thấp nhưng dần dần
khi các em nắm bắt được thì sẽ học tập tốt hơn. Còn việc GV “đì” nếu HS không
đi học thêm thì chỉ là trường hợp cá biệt. Phụ huynh nào có thắc mắc gì thì đến
gặp ban giám hiệu nhà trường trình bày để được giải quyết chứ không nên nhắm mắt
cho con em đi học thêm vừa tốn tiền, vừa mất công mất sức mà lại chẳng được lợi
ích gì”.
Một giảng viên Khoa Tâm lý
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đưa ra lời khuyên: “Phụ huynh cần hết sức tỉnh táo để
theo dõi sát sao và đánh giá đúng mức trình độ học tập của con mình, tránh trường
hợp khi con gặp khó khăn trong học tập lại đổ lỗi do GV… “đì”. Trước những
thông tin tiêu cực đến từ HS hay các phụ huynh khác cũng nên bỏ thời gian tìm
hiểu kỹ lưỡng về trình độ, phương pháp giảng dạy của GV để xem liệu có phù hợp
với con mình hay không, từ đó có những cách xử lý kịp thời…”.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đưa ra lời khuyên: “Phụ huynh cần hết sức tỉnh táo để
theo dõi sát sao và đánh giá đúng mức trình độ học tập của con mình, tránh trường
hợp khi con gặp khó khăn trong học tập lại đổ lỗi do GV… “đì”. Trước những
thông tin tiêu cực đến từ HS hay các phụ huynh khác cũng nên bỏ thời gian tìm
hiểu kỹ lưỡng về trình độ, phương pháp giảng dạy của GV để xem liệu có phù hợp
với con mình hay không, từ đó có những cách xử lý kịp thời…”.
Bài, ảnh: Dương
Bình
Bình
“Quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường tiểu học dạy hai buổi không được tổ chức dạy thêm học thêm, do đó chúng tôi đã quán triệt GV trong trường không được dạy thêm, tăng tiết. Nếu có trường hợp GV dạy thêm ở nhà nhưng nhà trường không biết hoặc phụ huynh thấy cô giáo “ghét” HS cho điểm thấp vì không đi học thêm thì cần thông báo cho ban giám hiệu biết để kịp thời xử lý…”, cô Hàn Thị Thuận, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Triệu, Q.Thủ Đức nói. |
Bình luận (0)