Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Phụ huynh phải luôn săn sóc sự học của con

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi nh hi đi hc cp 3, mi ln sinh hot dưi c, thy hiu trưng hay nói: “Vui nht không gì bng xem sách, cn nht không gì bng dy con”. Thy luôn khuyến khích hc sinh trong trưng năng đc sách và hay nhc đến nhng ph huynh quan tâm đến vic hc tp ca con cái…


Bìa cun “Săn sóc s hc ca con em” (Nguyn Hiến Lê, NXB Thanh Tân, Sài Gòn, 1967)

Cuộc đời tôi được thừa hưởng ở ba tôi hai điều rất quan trọng, mà nếu không có hai điều đó chắc tôi đã là một người khác rồi. Đó là tình yêu đọc sách và việc quan tâm dạy dỗ con cái. Tự đáy lòng, tôi muốn truyền lại điều đó cho các con tôi. Đó là lý do tôi chọn cuốn sách “Săn sóc sự học của con em” là cuốn mà tôi tâm đắc nhất, trong mấy chục cuốn của Nguyễn Hiến Lê mà tôi đã đọc. Cuốn sách này khá mỏng, chỉ độ 130 trang, được in lần đầu vào năm 1954. Trong lời tựa của bản in đó, Nguyễn Hiến Lê viết: “Săn sóc sự học của trẻ là một bổn phận của phụ huynh và là một nghệ thuật cần biết một chút ít về tâm lý và môn sư phạm”. Sách có 10 chương và 2 phụ lục, đầu mỗi chương lại có vài tiểu mục, là cái sườn của chương ấy. Trong sách, Nguyễn Hiến Lê nêu việc dạy con nói chung và săn sóc việc học của con nói riêng, thể hiện ở mấy điểm chính:

Th nht, s săn sóc ca cha m là rt quan trng

Ngay chương đầu, có tên là “Trẻ nào cũng có thể học giỏi được”, Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định: “Vâng, đúng vậy; trẻ nào cũng có thể học giỏi được. Tôi nói: Có thể học giỏi được, chứ không nói học cũng giỏi hết. Và muốn vậy chỉ cần mỗi một điều: Phụ huynh phải săn sóc sự học của con em. Tất nhiên là phải biết cách săn sóc, nếu không chỉ tai hại cho trẻ như trong bài tựa tôi đã nói”. Nhà nghiên cứu đặt cho các bậc phụ huynh vào một tình huống thực sự có thể làm một số người “đau đầu”: “Ai cũng có thể săn sóc sự học của con em được” và “Không săn sóc sự học của trẻ ta không yêu trẻ”. Ông viết: “Tôi chắc chắn là bận việc đến đâu, bạn cũng kiếm được thì giờ dạy trẻ và nóng tính đến đâu, bạn cũng hóa ra kiên nhẫn”. Đôi khi chúng ta hay viện lý do này nọ để không sẵn lòng săn sóc việc học của con em bởi vì chúng ta chưa đủ lòng yêu thương con trẻ. Nếu chúng ta nhín chút thời giờ, chịu khó xem bài của con học trước và kiên nhẫn giảng giải cho con hiểu thì chúng ta mới thể hiện được đầy đủ tình yêu thương của mình với con trẻ. Ở chương thứ chín, Nguyễn Hiến Lê nói về những trẻ lười biếng, thì phải tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân. Theo ông, trừ những trẻ có điều kiện thể chất và trí não không tốt (do bệnh tật, do di truyền…) thì còn lại đều có thể khắc phục được. Những trẻ đó được ông gọi là “đủ thông minh nhưng lười biếng” thì có thể do yếu tố tâm sinh lý hoặc do nguyên nhân từ giáo dục, mà một lý do hết sức đáng chú ý là do cha mẹ thiếu quan tâm hoặc cưng chiều quá mức, thì sự khắc phục nằm ở cha mẹ chứ không phải ở trẻ.

Suy cho cùng, săn sóc việc học của con chính là bản thân cha mẹ phải học lại, ôn lại và học thêm một số điều mới. Bởi có những thứ cha mẹ học đã lâu, chỉ nhớ mang máng hoặc đã quên hẳn, thậm chí có những điều bây giờ trẻ được dạy nhưng khi xưa cùng bậc học thì chưa, nên không phải mọi thứ chúng ta đều có thể trả lời rành rọt. Nên học với con cũng là một điều thú vị và có ý nghĩa.

Th hai, hiu năng lc ca tr

Trong chúng ta, có người nghĩ rằng con mình học kém và dẫn đến “giai thoại” là một câu đố: Con nhà ai học giỏi nhất? thì câu trả lời là “con nhà người ta”. Tức là, không ít người chỉ thấy rằng con ai đó học rất giỏi, chứ còn con mình thì không. Nhưng cũng có người lại nghĩ con mình là thần đồng, thực sự giỏi. Vì con đã giỏi nên càng phải làm cho con giỏi hơn. Trong cả hai trường hợp đó, đôi khi yêu cầu của cha mẹ là quá cao.


Theo tác gi, thc tế hin nay s gn kết gia gia đình và nhà trưng không phi lúc nào và  đâu cũng tt (nh minh ha). Ảnh: N.Trinh

Ở chương thứ hai “Ta phải hiểu biết trẻ”, Nguyễn Hiến Lê nhắc nhở các bậc cha mẹ phải hiểu tâm sinh lý, sự phát triển cơ thể, sự phát triển về nhu cầu, sự phát triển về tinh thần, khí chất… của trẻ. Đây thực sự là điều không dễ dàng với phần đông phụ huynh. Tôi tâm đắc một câu dẫn lại trong sách là đúc kết của nhà tâm lý học trẻ em người Thụy Sĩ Édouard Claparède (1873-1940): “Đừng coi trẻ như một người lớn thu nhỏ hoặc thiếu thông minh”. Chúng ta hay mắc một sai lầm lớn là coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, việc gì chúng ta làm được thì trẻ phải làm được với một mức độ thấp hơn. Mỗi lứa tuổi luôn có nhu cầu, sự quan tâm và đòi hỏi riêng, chúng ta không thể buộc trẻ giống mình hoặc trẻ này giống trẻ kia được!

Chúng ta phải biết rằng, các đứa trẻ hoàn toàn không giống nhau về năng lực, tính cách, sở thích… và trong mỗi đứa trẻ ở từng giai đoạn phát triển cũng không giống nhau. Rồi khí chất của từng trẻ nữa, không thể đánh đồng nhau được. Nếu chúng ta hiểu được điều đó thì có thái độ ứng xử với con phù hợp và có phương pháp giáo dục, phương pháp săn sóc sự học của con phù hợp. Trên nền tảng đó, chúng ta sẽ lập thời khóa biểu, có phương pháp săn sóc, có biện pháp kiểm soát… như thế nào thực sự hợp lý mới phát huy được năng lực của trẻ.

Th ba, tôn trng s khác bit ca tr

Ở chương thứ ba, Nguyễn Hiến Lê nhắc đến tình trạng cha mẹ thường xuyên ép trẻ học quá nhiều, hết học ở trường thì đi học tư ở nhà thầy môn này môn nọ. Điều mà học giả cảnh báo từ gần 70 năm trước thì bây giờ lại rất phổ biến!

Đọc chương thứ tư “Kiểm soát sự học của trẻ”, chúng ta chú ý một điểm: “Ta không nên quá chú ý đến những điểm ông thầy cho trẻ. Những điểm ấy chỉ có một giá trị rất tương đối, cho biết một cách hơi hơi đúng về kết quả của trẻ. Coi những điểm đó, ta khó thấy sự gắng sức của trẻ”. Thực tế vài con điểm thường không phản ánh đầy đủ năng lực và sự tập trung của trẻ, mà phải theo dõi điểm một cách thường xuyên, liên tục. Như vậy, Nguyễn Hiến Lê lưu ý chúng ta rằng tố chất, khí chất và từng lứa tuổi khác nhau thì phải có phương pháp săn sóc học tập khác nhau đã đành mà còn phải tôn trọng sự khác biệt của từng trẻ theo tố chất, khí chất đó. Đôi khi chúng ta bắt ép trẻ làm quá nhiều điều, rồi đinh ninh rằng như thế là rất thương con, thì e rằng chúng ta đang muốn con học cho chúng ta chứ không phải cho trẻ!

Th tư, chú trng hp tác gia gia đình và nhà trưng

Ở chương thứ mười “Gia đình và trường học”, Nguyễn Hiến Lê khuyên các bậc cha mẹ phải chú ý gắn kết với nhà trường trong vấn đề săn sóc sự học của trẻ cũng như nhiều vấn đề khác. Ông viết: “Gia đình và trường học nên lập cho mỗi trẻ một cái thẻ về sức khỏe, tính tình, sự học và thiên tư của em”; “tại ban tiểu học, phụ huynh học sinh nên lâu lâu lại thăm ông giáo để hai bên hiểu biết nhau mà hợp tác với nhau”; “lên ban trung học (…), ta có quyền viết thư hỏi ông (giáo) về hạnh kiểm và sự học của trẻ và những ông nào có lương tâm một chút, tất vui vẻ trả lời ta”… Rồi ông nhấn mạnh: “Con em ta hư hoài, học hành không tấn tới không phải tại học đường mà tại gia đình”. Cuối chương này, ông khuyên các bậc cha mẹ: “Nghỉ hè, nên cho trẻ học trước mười bài đầu những môn chính chương trình niên khóa sau”; “Nên tạo không khí yên tĩnh trong nhà để trẻ dễ học: Tắt máy thâu thanh đi và đừng cho chúng mê man coi máy vô tuyến truyền hình”; “Tập cho chúng có thứ tự, sách vở để có chỗ”; “Khi nhận sổ điểm của trường, phải coi cho kỹ, chứ đừng nhắm mắt ký tên. Thỉnh thoảng – nếu không phải là mỗi ngày – coi kỹ bài chúng làm và bắt chúng trả bài”.

Thực tế hiện nay, sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường không phải lúc nào và ở đâu cũng tốt. Có khi cha mẹ khoán trắng trẻ cho nhà trường, dù trẻ ở trường có khi đến 10 hoặc 12 giờ mỗi ngày thì vài giờ về nhà cũng rất quan trọng với trẻ. Có khi cha mẹ chú trọng việc “lấy lòng” giáo viên bằng quà cáp mà ít chú ý tạo sự liên lạc, gắn bó giữa giáo viên với gia đình. Cũng có khi, cha mẹ ỷ vào địa vị của mình, giáo viên mặc nhiên phải quan tâm đặc biệt trẻ để làm vừa lòng phụ huynh chứ kỳ thực không có sự gắn kết nào thân thiết…

Là người luôn chú trọng đến việc dạy dỗ con cái nói chung và quan tâm việc học của con nói riêng, tôi đã chuẩn bị những kiến thức nhất định về vấn đề này. Thế nhưng, đọc “Săn sóc sự học của con em”, tôi lại càng thấy những điều Nguyễn Hiến Lê viết là bổ ích và sâu sắc, càng thấy tâm đắc với các gợi ý của ông nêu ra. Với tôi, cuốn sách này có giá trị khá đặc biệt, không chỉ bổ khuyết cho phương pháp giáo dục con của tôi mà còn giúp tôi nhiều điều trong vai trò một người viết báo và một người có tham gia giảng dạy.

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)