Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Phụ huynh rèn thói quen học cùng con mỗi ngày

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình giáo dc ph thông 2018 đã thay đi mnh m trong cách thc kim tra đánh giá khi chú trng đánh giá quá trình tiến b ca hc sinh. Song, nhiu giáo viên cho biết, hin nay vic đi mi trong kim tra đánh giá vn đang “vưng” t nhn thc ca ph huynh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 rất cần sự đồng hành của phụ huynh (ảnh minh họa)

Còn “nng” tâm lý đ cương, bài mu

Tại TP.HCM, theo quy định của Sở GD-ĐT, đối với bậc tiểu học, việc kiểm tra đánh giá chỉ xem như một hoạt động đánh giá thông thường hàng ngày dành cho học sinh. Nhà trường, giáo viên tuyệt đối không tạo ra áp lực kiểm tra định kỳ đối với học sinh. Trong đó, Sở GD-ĐT nêu rõ, việc tổ chức ôn tập kiểm tra định kỳ được giáo viên thực hiện ngay trên lớp học, không giao bài tập về nhà đối với lớp học 2 buổi/ngày; không soạn đề cương, bài mẫu bắt buộc học sinh làm, không tổ chức học thuộc lòng bài mẫu. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học, ôn tập nhẹ nhàng, khoa học và phù hợp.

Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên tiểu học, cái khó của giáo viên hiện nay trong đổi mới kiểm tra đánh giá vẫn còn, đến từ phía phụ huynh. Nhiều phụ huynh vẫn “nặng” tâm lý về đề cương, bài mẫu trong ôn tập cho con tại nhà.

“Gần đến kỳ kiểm tra là phụ huynh nhắn tin, điện thoại hỏi giáo viên về đề cương ôn tập với lý do lo lắng con không ôn bài ở nhà thì kiểm tra sẽ không đạt kết quả cao. Trên thực tế, ngay từ đầu năm học, giáo viên đã trao đổi với phụ huynh rằng việc giao đề cương, bài mẫu ôn tập cho học sinh trong kỳ kiểm tra hiện nay là không cần thiết, không đúng quy định. Kiến thức bài kiểm tra nằm trong chương trình học của học sinh, phụ huynh chỉ cần hỗ trợ con ôn tập thêm bài ở nhà, bám sát sách giáo khoa học ở lớp là có thể đạt được điểm cao. Tuy nhiên, khi giáo viên trao đổi với học sinh thì biết không nhiều phụ huynh dành thời gian học cùng con mỗi ngày, đa phần vẫn phụ thuộc vào giáo viên – thầy cô cho ôn gì thì phụ huynh mới kèm con học nấy”, cô H. – giáo viên tại một trường tiểu học ở TP.Thủ Đức – chia sẻ.

Trong khi đó, thầy Q. – giáo viên tại một trường tiểu học ở Q.7 – kể, từng có không ít phụ huynh khi biết giáo viên sẽ không giao đề cương, bài mẫu cho học sinh ôn tập trong kỳ kiểm tra đã gặp riêng giáo viên năn nỉ, thậm chí khóc lóc cho biết nếu thầy cô không giao bài thì trẻ không chịu học, như vậy trẻ sẽ thụt lùi so với bạn bè…

Giáo viên này phân tích: Khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc kiểm tra đánh giá sẽ ghi nhận và coi trọng sự tiến bộ của học sinh, hướng vào đánh giá năng lực học sinh chứ không cứng nhắc đánh giá vào kiến thức. Quá trình học khuyến khích các em phát huy năng lực bản thân, được chủ động, tự học. Thế nhưng, để việc đổi mới kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả, học sinh chỉ có thể tự tin phát huy năng lực của mình khi có sự hỗ trợ của phụ huynh ở nhà. Dù vậy, hiện nay đa phần phụ huynh vẫn rất “yếu” trong việc hỗ trợ con tự học tại nhà, phần nhiều vẫn lệ thuộc vào các lớp học thêm, vào đề cương, bài mẫu trước mỗi kỳ kiểm tra.

Cn rèn thói quen hc cùng con

Theo cô Phạm Thị Hồng Thi (giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, Q.1), hiện nay đối với học sinh tiểu học, việc học trên lớp được giáo viên tổ chức đa dạng các hoạt động để các em tham gia, khám phá kiến thức, học và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không gò bó.

Đối với các hoạt động đánh giá thường xuyên, định kỳ cũng nhẹ nhàng, đánh giá theo năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Hoạt động kiểm tra chỉ nhằm đánh giá lại kiến thức của học sinh ở thời điểm kiểm tra, từ đó giáo viên xây dựng thêm những kế hoạch để hỗ trợ các em.

“Điều quan trọng nhất là phụ huynh cần có sự theo sát, hỗ trợ việc học của con ở nhà. Ở bậc tiểu học hiện nay kiến thức không nặng nề nhưng đòi hỏi học sinh phải có tư duy, hướng tới sự tự học, chủ động của các em. Do vậy, phụ huynh cần rèn thói quen học cùng con mỗi ngày để không chỉ giúp con hệ thống lại kiến thức cũ mà còn giúp con hình thành thói quen tự học, xây dựng kế hoạch”, cô Thi nói.

“Hin nay dù không giao bài tp v nhà, không giao đ cương, bài mu trưc mi k kim tra nhưng hàng ngày giáo viên đu báo bài cho ph huynh, thông tin đến ph huynh v tiến trình hc tp ca con trong ngày các môn hc. Đ h tr con hc nhà, ph huynh căn c vào nhng báo bài ca giáo viên, cùng con hc li kiến thc cũ và xem qua kiến thc mi…”, cô Phm Th Thúy Hà (Hiu trưng Trưng Tiu hc Đng Trn Côn, Q.4) cho biết.

Cô Phạm Thị Thúy Hà (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Q.4) cho hay, thông thường phụ huynh ít kiên nhẫn khi học cùng với trẻ tiểu học. Chính hạn chế này khiến phụ huynh khó hình thành được thói quen học cùng con, hỗ trợ con tự học ở nhà.

“Hiện nay dù không giao bài tập về nhà, không giao đề cương, bài mẫu trước mỗi kỳ kiểm tra nhưng hàng ngày giáo viên đều báo bài cho phụ huynh, thông tin đến phụ huynh về tiến trình học tập của con trong ngày ở các môn học. Để hỗ trợ con học ở nhà, phụ huynh căn cứ vào những báo bài của giáo viên, cùng con học lại kiến thức cũ và xem qua kiến thức mới. Đặc biệt, phụ huynh phải kiên nhẫn, không nóng vội khi học cùng với con. Có như thế mới có thể rèn cho con thói quen tự học mỗi ngày”, cô Hà chia sẻ.

Ngoài ra, cô Hà cũng khuyên phụ huynh không nên quên những lời khen ngợi, động viên dành cho con khi có sự tiến bộ: Khi con viết chữ đẹp hơn, con cẩn thận hơn, con làm được các bài toán khó hơn, viết bài chính tả ít lỗi sai hơn…, con đều xứng đáng được khen ngợi, động viên. Điều này sẽ là động lực để con thêm cố gắng, phấn đấu, tự tin vào bản thân. Sự kỳ vọng quá cao và so sánh con với bạn bè của phụ huynh là điều không nên, bởi sẽ càng làm cho con tự ti.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)