Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phụ huynh trải nghiệm… một ngày ở trường cùng con

Tạp Chí Giáo Dục

Ph huynh Trưng Tiu hc Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM) phn khi khi ln đu tiên đưc tri nghim các hot đng giáo dc, rèn luyn sut mt ngày trưng cùng con. Hot đng trên nm trong ngày hi “Open house” ln đu đưc nhà trưng t chc theo cách thc mi.


Ph huynh tham gia mt tiết hc ca con

Thích thú khi đưc tri nghim cùng con

Sau một buổi sáng học cùng con ở trường, anh Nguyễn Hoàng Giang (phụ huynh một học sinh lớp 1/5) thở phào khi thấy con học tập nhẹ nhàng, vui vẻ, cô giáo ân cần với học sinh. Trong các tiết học, mọi hoạt động cô giáo tổ chức con đều thoải mái tham gia. Theo anh Giang, việc nhà trường mở cửa để phụ huynh cùng tham gia học tập, sinh hoạt với con giúp phụ huynh biết rõ hơn một ngày học của con ở trường như thế nào, và trên hết là giúp phụ huynh cởi bỏ được nhiều quan điểm cũ kỹ trong giáo dục như trẻ phải ngồi im trong lớp học, lớp học phải im phăng phắc. Thực tế lớp học diễn ra với rất nhiều hoạt động, học sinh tương tác với cô giáo và các bạn rất sôi nổi. Điều quan trọng nữa là gắn kết được phụ huynh với giáo viên và nhà trường để thống nhất trong phương pháp giáo dục học sinh. “Trong việc học của trẻ, đôi khi áp lực lại đến từ người lớn khi lo lắng và kỳ vọng quá nhiều, còn với trẻ lại rất nhẹ nhàng, vui vẻ. Cụ thể, khi con tôi bước vào tiểu học, gia đình rất lo lắng vì con khá nhút nhát, ba mẹ lo con sẽ gặp nhiều áp lực, không theo kịp bạn bè. Tuy nhiên, khi trực tiếp cùng học với con, vui chơi ở lớp, tôi đã trút được gánh nặng đó”, anh Giang chia sẻ.

Có hai con đang học lớp 4 và lớp 5 tại trường, với anh Nguyễn Chơn Quang, việc nhà trường mở cửa để phụ huynh được học tập, vui chơi cùng con trọn vẹn một ngày ở trường là cơ hội để anh hiểu con hơn, hiểu về cách giáo dục của nhà trường để có sự hợp tác tốt hơn. “Cô giáo dạy khá dễ hiểu, vì vậy học sinh trong lớp thích thú khi tương tác với cô. Khi được học cùng con giúp tôi tiếp nhận cách giáo dục mới để có thể tương tác dễ dàng hơn với con ở nhà như cách mà thầy cô tương tác với con trên lớp”, anh Quang nói.

Anh Quang đánh giá, các tiết học dù có phụ huynh tham gia nhưng giáo viên không hề áp lực, dạy không phải theo kiểu “phô diễn” mà thực chất, cô trò tương tác rất thoải mái. Giáo viên đã rất nỗ lực mang đến môi trường học tập vui vẻ, nền nếp cho học sinh, với nhiều hoạt động nhóm trong tiết học để tất cả học sinh được tham gia.


Ph huynh cùng ăn ba trưa bán trú vi con ti trưng

Sắp xếp công việc để tham gia học cùng con cả ngày ở trường, chị Nguyễn Thị Thu Cúc (phụ huynh học sinh lớp 3/3) chia sẻ, việc được học, được vui chơi và ăn trưa cùng con tại trường không phải là để giám sát hay xét nét gì nhà trường, mà ngược lại giúp tôi thấu hiểu hơn nỗi vất vả của thầy cô khi hàng ngày phải xoay vần với học sinh cả ngày, vừa dạy vừa dỗ lại vừa giữ trật tự trong lớp học, để từ đó có sự đồng hành hơn nữa với việc học của con. “Bữa trưa hôm nay có xíu mại trứng cút bách hoa sốt cà, canh khoai mỡ nấu tôm, rau cải xào nấm bào ngư và chuối cau tráng miệng. Đồ ăn các cô nấu bếp nêm nếm rất vừa miệng, cơm cũng mềm. Khi đồ ăn đến tay học sinh vẫn còn khá nóng. Các cháu ăn cơm khen ngon, lại còn xin thêm cơm nên tôi cũng an tâm”, chị Cúc chia sẻ khi ăn trưa cùng con.

Công khai thc cht đến ph huynh cht lưng giáo dc

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 1, cô Đinh Thị Phong Lan (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/6) cho biết, phụ huynh học sinh đầu cấp thường gặp nhiều áp lực khi con thay đổi môi trường học. Từ đó thường đòi hỏi sự ưu ái của giáo viên dành cho con, chỗ ngồi của con phải được gần giáo viên, gần bảng. Nhiều phụ huynh còn sợ giáo viên la mắng, đánh con khi con ham chơi… “Với sự thay đổi của chương trình học, nhiều phụ huynh có quan điểm rằng áp lực của chương trình sẽ khiến giáo viên gây áp lực lên học sinh. Vì vậy, được học cùng con ở trường sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về chương trình học của học sinh, hiểu hơn về việc giảng dạy của giáo viên, hiểu hơn về những khó khăn mà học sinh gặp phải trên lớp để có hướng hỗ trợ. Qua đó, phụ huynh sẽ nhận ra vai trò đồng hành với giáo viên để có sự hợp tác nhiều hơn, giúp học sinh học nhẹ nhàng nhất”, cô Lan nói.

“Sau mt ngày, nhà trưng s ghi nhn ý kiến đánh giá, đóng góp ca ph huynh qua đưng link đ có s điu chnh v phương pháp giáo dc sao cho hc sinh có nhng gi hc hnh phúc”, cô Trn Th Thu Hương (Hiu trưng Trưng Tiu hc Đinh Tiên Hoàng, Q.1) cho biết.

Theo cô Trần Thị Thu Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng), trước đây nhà trường mở cửa mời phụ huynh đến học với con chỉ dừng ở một số nội dung. Đây là năm đầu tiên hoạt động này được mở rộng trong suốt một ngày của học sinh ở trường, phụ huynh được cùng học, cùng vui chơi, cùng ăn, xem giấc ngủ trưa của con… Rất nhiều phụ huynh đăng ký học cùng con suốt một ngày ở trường. “Bằng cách này, nhà trường công khai một cách thực chất nhất đến phụ huynh chất lượng giáo dục, rèn luyện, để phụ huynh hiểu hơn về con mình, hiểu hơn về giáo viên. Sau một ngày, nhà trường sẽ ghi nhận ý kiến đánh giá, đóng góp của phụ huynh qua đường link để có sự điều chỉnh về phương pháp giáo dục sao cho học sinh có những giờ học hạnh phúc. Sự thấu hiểu, đồng hành của phụ huynh giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục học sinh”, cô Hương bày tỏ.

Cô Hương nhìn nhận, trong đổi mới giáo dục, sự thấu hiểu, đồng hành của phụ huynh giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Thông qua ngày hội “mở cửa trường”, nhà trường tạo điều kiện để phụ huynh được tham quan trường, lớp, dự các tiết học thực tế cùng con; từ đó giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, tạo cầu nối với nhà trường và gia đình, thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục. Qua đó cũng nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện học sinh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)