Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Phụ huynh và HS với văn hóa giao thông

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng năm gn đây s tai nn giao thông đã xy ra khá nhiu, t l t vong cũng khá cao và đáng bun hơn khi không ít nhng nn nhân ca tai nn giao thông là hc sinh. Trong tình hình tai nn giao thông đang gây thit hi rt ln v ngưi và tài sn ca toàn xã hi, vic nâng cao ý thc ca ngưi tham gia giao thông là yếu t quan trng. Đó là yêu cu cp thiết chúng ta cn xây dng văn hóa giao thông.

Hc sinh đi xe gn máy và xe máy đin đến trưng

Tại Hội nghị Công an toàn quốc ngày 3-1-2019, lãnh đạo Bộ Công an cho biết trong năm 2018, có trên 50% học sinh THPT sử dụng xe đạp điện hoặc xe máy điện làm phương tiện di chuyển chính và có hơn 60% học sinh lớp 9 sử dụng xe đạp hoặc đi bộ tới trường. Sự khác biệt lớn về tốc độ giữa hai cách đi lại trong khi độ tuổi không khác biệt nhiều là nguyên nhân chính dẫn tới hiện trạng kể trên. Đáng chú ý, xe buýt là phương tiện giao thông an toàn nhất lại chỉ có 2% học sinh lớp 9 và 4% học sinh cấp 3 sử dụng làm phương tiện tới trường.

Xây dng văn hóa giao thông

Văn hóa được tạo lập bởi một nhóm đông người, nhưng đồng thời cá nhân mỗi con người lại phải học tập thích nghi với văn hóa của môi trường xã hội. Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông. Văn hóa an toàn giao thông cũng cần được các cá nhân những người tham gia giao thông học các hành động giao thông một cách an toàn trong xã hội giao thông chuẩn. Khi dùng từ văn hóa an toàn giao thông thì có nghĩa là sự tự giác của mỗi người và sự giao tiếp, quan hệ  xã hội. Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các luật về giao thông.

Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông như: Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va chạm; biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông… Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.

Văn hóa giao thông có tính pháp lý, do người tham gia giao thông là phải có ý thức chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật đèn pha trong đường phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Văn hóa giao thông còn thể hiện ở mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý. Tính cộng đồng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh nhau không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Như chúng ta biết mỗi cử chỉ văn hóa giao thông làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Ph huynh và hc sinh vi văn hóa giao thông

Hiện nay, vẫn còn tình trạng học sinh tan trường đi xe hàng hai, hàng ba thản nhiên trên đường phố; một số học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm; hành vi vượt đèn đỏ, vừa đi xe vừa nghe điện thoại di động; phóng nhanh vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều, đường cấm; bóp còi inh ỏi; không phân biệt làn đường, vạch phân cách;… Những hành vi đó xét trên khía cạnh văn hóa giao thông và sinh hoạt cộng đồng sẽ trở thành những hiện tượng “lố bịch”, “lạc lõng”, thiếu ý thức và bị cộng đồng lên án.

Học sinh là lực lượng đông đảo, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong tương lai gần, có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, ngoài các biện pháp truyền thống các nhà trường thường xuyên thực hiện như tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ; những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh; chỉ đạo các trường học giáo dục toàn thể học sinh ý thức tự giác chấp hành pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông; tổ chức kiểm điểm các HS vi phạm an toàn giao thông, buộc cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông…; Các bậc phụ huynh hãy nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm; thường xuyên nhắc nhở con em mình tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, kể cả đi bộ; khi đưa đón con, phụ huynh cũng phải chấp hành tốt Luật Giao thông để làm gương; cần quản lý tốt giờ giấc học tập và sinh hoạt của các em; thường xuyên nhắc nhở con em mình chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông như: Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; không lạng lách, trên đường; không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ quy định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư và đặc biệt, phụ huynh tuyệt đối không được cho con em sử dụng xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi… Khi có học sinh vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ, đề nghị các bậc phụ huynh cần thông báo ngay cho nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm được biết để kịp thời phối hợp giáo dục. Nên lưu ý là “Gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho trẻ về việc tham gia giao thông. Những kiến thức an toàn giao thông từ gia đình truyền đạt là vô cùng cần thiết.

Bản thân những học sinh đang bước vào tuổi thành niên các bạn hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng văn hóa giao thông ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như: Có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; có hành vi ứng xử văn hóa; hợp tác giúp đỡ những người khác khi tham gia giao thông; không phóng nhanh vượt ẩu; không vận hành phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không để thói hư tật xấu, thiếu văn hóa ứng xử với mọi người khi tham gia giao thông và nhất là không để xảy ra tai nạn giao thông.

Hãy nâng cao ý thức thực hiện văn hóa giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh các luật về an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui, mọi người hạnh phúc, nhà nhà hạnh phúc. Hãy nhớ câu khẩu hiệu tuyên truyền: Đảm bảo an toàn giao thông là đảm bảo an toàn tính mạng cho chính mình và mọi người. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức… cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện văn hóa giao thông để giảm thiểu tai nạn, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Trn Đăng Huy
(Cn Thơ)

 

Bình luận (0)