Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phụ nữ TP.HCM ra tay chống rác thải nhựa

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà Văn hóa Ph n TP.HCM va phi hp vi Hi Liên hip Ph n TP t chc ta đàm “Rác thi nha – Him ha ca môi trưng và sc khe cng đng” và trao gii thưng chương trình “Tôi đng hành” nhm hưng ng phong trào “Chng rác thi nha” năm 2019.

Đi din Hi Liên hip Ph n mt qun chia s cách chng li rác thi nha đang áp dng đa phương mình

Cách chng rác thi nha ca ph n TP

Tặng túi ni-lông thân thiện với môi trường, đổi rác thải nhựa lấy quà; tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng hữu ích… là cách mà Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn TP.HCM đang áp dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường, chống lại rác thải nhựa.

Hồ hởi vì hoạt động của mình thu hút được bà con quan tâm, hưởng ứng, chị Lê Thị Tấn Lộc (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 10) chia sẻ: “Trước đây, mọi người quan tâm đến vấn nạn rác thải nhựa chưa tới 50%. Tuy nhiên, từ khi hội tổ chức thực hiện 2 nội dung: vận động chị em phân loại rác tại nguồn và thực hiện chương trình chống rác thải nhựa bằng cách tổ chức các ngày hội vào thứ bảy, chủ nhật để tạo sự tò mò cho chị em thông qua các chương trình văn nghệ, bày bán các gian hàng ẩm thực với các đồ dùng thân thiện với môi trường đã tạo nên hiệu ứng tích cực. Số lượng người tham gia ngày càng đông, ngoài chị em phụ nữ còn có cánh đàn ông, trẻ nhỏ và thầy cô tại các trường học”.

Trong khi đó, chị Ngọc Hằng (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 12, quận 6) cho rằng nên hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn cho con trẻ. “Ở nhà, tôi bố trí thùng rác, sau đó có vẽ thêm các hình ảnh minh họa rác hữu cơ, vô cơ quanh thùng để các con biết mà tự phân loại. Cách làm này tôi thấy các bé rất thích. Còn đối với các chị em trong hội, chúng tôi thường tổ chức các hội nghị và hoạt động tặng chén, dĩa… thân thiện với môi trường cho người đến dự; thực hiện chương trình “Đổi 5 chai nhựa lấy 1 chai thủy tinh có hoa văn, đăng tải các hình ảnh về tác hại của môi trường đối với cuộc sống lên facebook”… vì vậy đã giảm bớt được tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên địa bàn. Hình thành được ý thức cho nhiều cá nhân” – chị Hằng chia sẻ.

Là người đứng đầu Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 12, quận 3, chị Trúc Linh cũng thực hiện trách nhiệm của mình đối với TP thông qua việc phối hợp với siêu thị Co.opmart tổ chức ngày hội vì môi trường. Tại quầy tính tiền của siêu thị, có chương trình tích lũy 20 điểm, tương đương với 200 ngàn đồng cho thẻ thanh toán tiền của những chị em thực hiện nếp sống xanh. Ngoài ra, hội còn vận động chị em làm túi giấy sử dụng thay cho túi ni-lông, làm gạch sinh thái từ rác thải nhựa, tái chế rác nhựa thành các vật dụng hữu ích. Hấp dẫn hơn, khi trẻ con trong phường mang 1 chai nhựa đến sẽ được đổi một cái bánh, đổi rác nhựa lấy cây xanh, đổi 1kg túi ni-lông sẽ nhận được 1 bịch đường… sản phẩm nhựa thu được sẽ đem bán lấy tiền ủng hộ trẻ em mồ côi.

Còn Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp, thực hiện chương trình “Thu gom vỏ hộp sữa giấy” tại các trường mầm non, tiểu học, THCS từ tháng 1-2019. Trong 3 tháng đầu, hội thu được 2.000kg vỏ hộp sữa. Song song đó hội cũng tổ chức triển khai đến 189 chi hội trên địa bàn (2 lần/1 tuần sẽ có tình nguyện viên đến gom vỏ hộp sữa tại nhà); kết hợp với dịch vụ công ích quận lan tỏa đến mọi người, các anh sẽ thu gom vỏ hộp sữa để riêng, sau đó giao cho hội xử lý. “Với cách làm này, các chú bảo vệ tại các trường học, tổ dân phố… cũng ủng hộ nhiệt tình” – đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp bày tỏ.

Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 2 cũng dùng cà mèn thay cho các hộp nhựa, muỗng nhựa tặng cơm cho các hộ nghèo. “Trước đây, trung bình mỗi năm hội phải chi gần 30 triệu đồng để mua hộp nhựa nhưng từ khi dùng cà mèn không chỉ mất phân nửa tiền mà còn tiện lợi, đảm bảo an toàn sức khỏe. Ban đầu cũng gặp một chút khó khăn nhưng dần bà con đã quen, tiết kiệm được thời gian. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tặng túi thân thiện với môi trường để mọi người sử dụng” – chị Ánh Hồng (Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 2) chia sẻ.

S đng hành ca cơ quan chc năng

Tại tọa đàm, bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh (Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN-MT TP.HCM) cho biết gần đây vấn đề môi trường được lãnh đạo và cộng đồng rất quan tâm, từ khóa “chất thải nhựa” được phổ biến rộng rãi. Bởi đây là một vấn nạn của toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách chống lại.

Ngay sau bui ta đàm, ban t chc cũng đã trao thưng cho 20 tp th và cá nhân có hình nh và video clip có s bình chn cao nht khi tham gia chương trình “Tôi đng hành”. Chương trình din ra t ngày 20-4 đến hết ngày 8-5 và đã nhn đưc 450 hình nh cùng 20 video clip tham gia.

Theo bà Thanh, mỗi năm có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, trong đó sản phẩm nhựa dùng 1 lần chiếm 1/4. Số lượng các hạt vi nhựa đi vào chuỗi thức ăn chiếm đến 90%, 83% hạt này có mặt trong nước máy, kể cả nước uống đóng chai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, làm tắc nghẽn cống rãnh, mất mỹ quan đô thị… “Sản phẩm nhựa rất có ý nghĩa, là một phát minh lớn của con người. Vấn nạn hiện nay không phải do chất thải nhựa mà chính là do con người quá phụ thuộc vào nó” –  bà Thanh chỉ ra.

Là cơ quan chủ quản về lĩnh vực môi trường, bà Thanh cho biết trong thời gian qua, Sở TN-MT đã cùng Sở Công thương và các tổ chức đoàn thể TP ký kết phối hợp về đẩy mạnh phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn với sự chứng kiến của lãnh đạo UBND TP, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Nhân dân TP và Bộ TN-MT. Sắp tới đơn vị này cũng sẽ có những kế hoạch giảm chất thải nhựa tại các cơ quan, đơn vị, siêu thị, các chợ… Đồng thời kiến nghị với Bộ TN-MT để tìm ra những biện pháp xử lý rác thải nhựa hiệu quả hơn.

Được biết ngày 14-11-2018, UBND TP.HCM cũng đã có Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP.

Về vấn đề này, trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng có thư ngỏ gửi đến các cơ quan, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và toàn thể đồng chí, đồng bào cả nước kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam trong lành, phát triển bền vững.

Bài, nh: Kiu Khánh

 

Bình luận (0)