Y tế - Văn hóaThư giãn

Phụ nữ Việt bảo tồn nghệ thuật truyền thống

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, ti Nhà hát Ch Ln (Q.5), Bo tàng Áo dài TP.HCM đã t chc chương trình biu din, giao lưu ngh thut vi ch đ “Ph n trong không gian di sn văn hóa dân tc”.

Các ngh sĩ biu din, giao lưu ti chương trình

Chương trình nhằm tôn vinh vai trò, những đóng góp âm thầm của người phụ nữ Việt trong đời sống xã hội đương đại trong việc duy trì vào bảo tồn nghệ thuật truyền thống.

Dù diễn ra trong không gian nhỏ và có thời lượng nhất định nhưng khán giả vẫn có thể cảm nhận được nét đẹp của loại hình nghệ thuật truyền thống cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam mà tiêu biểu là dân ca quan họ, ví giặm sông Lam và đờn ca tài tử qua giọng ca ngọt ngào, chứa đầy tình cảm của các nghệ sĩ đến từ mọi miền đất nước. Đây đều là những loại hình nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

NSƯT Hồng Oanh bày tỏ: “Chúng tôi rất tự hào về Việt Nam với những làn, điệu dân ca, ví giặm… nó có ở khắp nơi từ cái cối giã gạo cho đến ngoài ruộng đồng, vì vậy mọi người phải cùng nhau bảo tồn nét đẹp ấy. Khi đi ra nước ngoài, đâu phải lúc nào chúng ta cũng mang theo được sản vật quê hương. Lúc này, những giá trị nghệ thuật tinh thần lại phát huy được giá trị của mình. Tôi cũng chỉ kỳ vọng mỗi người hiểu được đó là trách nhiệm của mình, qua đó biết bảo tồn và phát triển hồn cốt của dân tộc”.

Tại chương trình, khán giả cũng được thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử – đặc sản của vùng đất Nam bộ. Bạn Thành Danh (sinh viên năm 3, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) chia sẻ: “Là người con miền Nam nhưng em rất yêu thích và hát được ví giặm. Là giới trẻ, chúng ta phải tìm hiểu di sản văn hóa, khi hiểu rồi sẽ yêu, từ đó mới có ý thức giữ gìn và phát huy”.

Trong phần tọa đàm về vai trò của người phụ nữ trong không gian di sản văn hóa dân tộc, thạc sĩ – nhạc sĩ Huỳnh Khải cho rằng, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với bộ môn đờn ca tài tử. Giọng ca nữ ngọt ngào, lúc nào cũng được hưởng ứng nhiệt tình hơn giọng ca nam. “Từ năm 1906, đờn ca tài tử đã được thế giới biết đến trong một lần đi biểu diễn ở Pháp, lúc đó cũng là giọng ca nữ. Chính họ là người mang đờn ca tài tử đi ra thế giới. Còn giọng ca nam được mọi người biết đến khi nào thì chưa xác định được. Trong trang phục cũng vậy, áo dài nữ lúc nào cũng nhiều kiểu dáng, màu sắc hơn nam” – thạc sĩ – nhạc sĩ Huỳnh Khải nhìn nhận.

Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy đa phần những bài hát xưa đều đề cập đến thân phận người phụ nữ. Trong kỷ niệm 100 năm đờn ca tài tử cũng nói về phụ nữ qua bài “Dạ cổ hoài lang”. “Bản thân tôi là nhạc sĩ cũng thích sáng tác về phụ nữ và đưa giọng ca nữ lên. Hình tượng người phụ nữ cũng như má mình, chịu nhiều đắng cay, gian khổ. Thông qua bài hát mình cũng có thể thể hiện tình cảm cũng như lòng biết ơn đối với họ” – thạc sĩ – nhạc sĩ Huỳnh Khải bộc bạch.

Theo bà Huỳnh Ngọc Vân (cố vấn Bảo tàng Áo dài TP.HCM): Góp phần vào việc giữ gìn nghệ thuật truyền thống và tôn vinh người phụ nữ, trong thời gian qua bảo tàng cũng đã sưu tầm trang phục áo bà ba, áo dài, áo tứ thân của phụ nữ 3 miền mang về trưng bày, triển lãm. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng tài trợ trang phục cho nhiều CLB có biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)