Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phụ nữ vùng cao giảm nghèo nhờ lúa Ra Dư

Tạp Chí Giáo Dục

“Hàng bao đi nay, ngưi dân vùng cao sng nh vào cây lúa ry. Canh tác ph thuc thiên nhiên đưc ít, mt nhiu. Đói nghèo vây ba. T ngày chuyn sang canh tác lúa nưc, khó khăn vơi dn. Ht lúa Ra Dư truyn thng tr thành đc sn có th xut bán đi khp nơi. Đi sng ca ngưi dân khm khá hơn”, ch H Th Miêm – Ch tch Hi Liên hip ph n (LHPN) xã A Ngo (huyn Đakrông, Qung Tr) bc bch.


Ch em ph n thôn A Đeng thành công t mô hình trng lúa Ra Dư trên chân rung nưc

Lúa quý bén r chân rung nưc

Độ giữa đông, khi những cơn mưa bụi mang theo cái rét cắt da bắt đầu len lỏi qua những tán rừng, cũng là lúc chị em phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô ở xã miền núi A Ngo vừa kịp phơi khô những mẻ lúa Ra Dư sau một vụ mùa. Chị Hồ Thị Hợp, trú thôn A Đeng (xã A Ngo) buộc chặt bao gạo vừa xay xong lên chiếc xe máy để mang ra chợ bán, chị vui vẻ cho biết: “Nhờ Hội Phụ nữ xã, huyện quan tâm hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên tôi canh tác được 1 mẫu lúa nước giống lúa Ra Dư. Vụ này được mùa hơn hẳn so với các vụ trước, không chỉ đủ ăn mà còn có thể xay gạo bán về xuôi, có đồng ra đồng vào trang trải chi phí cuộc sống và nuôi con ăn học”.

Chị Hợp là một trong số 22 hộ dân của thôn A Đeng (xã A Ngo) thực hiện mô hình trồng lúa Ra Dư trên chân ruộng nước. Mô hình đã giúp chị em phụ nữ cải thiện đời sống nhờ những vụ mùa bội thu. Bà Hồ Thị Miên – Chủ tịch Hội LHPN xã A Ngo cho biết, bao đời nay, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở các huyện miền núi Quảng Trị nói chung và A Ngo nói riêng quen với việc trỉa lúa rẫy. Khi cây lúa gieo xuống đất hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên, năng suất thấp, thậm chí nhiều năm mất mùa. Cuộc sống của đồng bào nơi đây luôn gặp không ít khó khăn do thiếu lương thực. Sau này được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, được ngành nông nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật, bà con biết gieo trồng cây lúa nước cho năng suất cao, ít bị mất mùa nên cuộc sống ngày càng ổn định. Là giống lúa thiêng từng dành riêng để tiếp khách quý, cây lúa Ra Dư giờ đây không chỉ bén rễ trên lưng chừng núi của vùng đất phía Nam huyện Đakrông, mà còn được đồng bào Pa Kô đưa vào gieo trồng trên đồng ruộng như ở A Ngo. Những thửa ruộng gần nhà, dễ chăm sóc và thu hoạch nên sẽ giảm bớt những vất vả, nhọc nhằn cho người phụ nữ. Hiện nay, gạo Ra Dư có giá thành khoảng 45.000 đồng/kg, cao gấp 3-4 lần so với một số giống lúa khác.

Chị Miêm bảo, theo phong tục tập quán có từ lâu đời, trong cuộc sống chị em phụ nữ đồng bào Pa Kô, Vân Kiều thường phải gánh vác hầu hết mọi công việc hàng ngày, từ chăm sóc con cái, thức khuya dậy sớm lo từng bữa ăn cho cả gia đình, phải đi làm nương rẫy xa… Lúa là cây lương thực chính nên công việc gần như xoay quanh cây lúa rẫy từ năm này sang năm khác. Những năm bị thiên tai mất mùa thì người phụ nữ càng thêm vất vả. Ở xã A Ngo, việc người dân chuyển sang gieo trồng lúa nước từ nhiều năm nay đã phần nào giảm bớt nỗi lo và gánh nặng trên vai người phụ nữ. Trước đây, để đi đến rẫy để sản xuất và đưa sản phẩm từ rẫy về nhà là một quãng đường rất dài và đi lại khó khăn. Từ ngày có thủy lợi, chuyển sang sản xuất ruộng nước thì đường đi lại cũng dễ hơn, gần hơn và năng suất cũng cao hơn. “Vừa tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất, bà con ở A Ngo luôn tuân theo lịch nông vụ và hướng dẫn của ngành nông nghiệp, của cán bộ khuyến nông, từ việc gieo cấy, chăm sóc cho đến thu hoạch. Đồng thời, chủ động về nguồn nước để cung cấp cho đồng ruộng. Đặc biệt, trong năm nay nhiều hội viên phụ nữ của xã A Ngo còn mạnh dạn trồng thử nghiệm giống lúa Ra Dư cả trên nương rẫy và trên ruộng nước và có những thành quả đáng kể”, chị Miêm cho hay.

S nhân rng mô hình

Theo kinh nghiệm của người làm lúa ở A Ngo, Ra Dư là giống lúa có khả năng chịu hạn tốt, có sức sống vượt trội nên ngày xưa thường được người dân gieo trỉa trên những triền núi cao. Thời gian sinh trưởng của cây lúa Ra Dư kéo dài 6 tháng, mỗi năm chỉ làm có duy nhất một vụ. Lúa Ra Dư cho hạt gạo to, tròn mẫy. Cơm nấu từ gạo này rất thơm, dẻo nên được đồng bào các dân tộc Pa Kô, Cơ Tu, Tà Ôi trồng nhiều để làm nguồn lương thực chính thay củ sắn, quả bắp. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa ai gieo cấy lúa Ra Dư ở những chân ruộng nước. Mô hình này đã được ứng dụng ở thôn A Đeng (xã A Ngo) và mang lại hiệu quả cao.


Cây lúa Ra Dư phát tri
n tt trên rung nưc mang li cuc sng n đnh cho gia đình ch H Th Hp

Theo nông lch ca ngưi Pa Kô, Tà Ôi, Cơ Tu lúc hoa lan trên rng bung n, tiếng chim Prich vang vang mt góc rng vi giai điu tươi vui, cây rng chun b tr mình thay lá mi, cũng là lúc đng bào s làm l cúng lúa mi. Go Ra Dư luôn là sn vt không th thiếu trong l cúng này. Còn đi vi ch em ph n xã A Ngo, vic gieo trng thành công ging lúa Ra Dư trên chân rung nưc là tín hiu đáng mng, m ra cơ hi đ phát trin kinh tế, hưng đến mt cuc sng tt đp hơn.

Chị Nguyễn Thị Ty – Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Đakrông cho biết, mô hình trồng lúa Ra Dư của Hội LHPN xã A Ngo do Hội LHPN tỉnh Quảng Trị kết nối với Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ. Tham gia mô hình có 22 hội viên phụ nữ của Chi hội Phụ nữ thôn A Đeng, Hội LHPN xã A Ngo. Qua thời gian triển khai cho thấy mô hình này rất hiệu quả, năng suất cao, chất lượng tốt. “Trong thời gian tới, hội sẽ kết nối để tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng mô hình này ở A Ngo và đặc biệt là sẽ hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật để cho chị em nâng cao chất lượng của sản phẩm và đồng thời là sẽ nhân rộng mô hình này ở các xã có tiềm năng. Hội sẽ tạo điều kiện tốt nhất để vừa có thể lưu giữ được giống lúa truyền thống của địa phương, vừa giúp chị em ổn định cuộc sống”, chị Ty nói.

Lúa Ra Dư, giống lúa truyền thống của người Pa Kô đã có từ lâu đời, được trồng nhiều ở vùng đất A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) và một số xã thuộc huyện Đakrông như A Bung, A Ngo… Đồng bào vùng cao nơi đây thường nấu cơm gạo Ra Dư để tiếp đãi khách quý, sử dụng trong các ngày lễ quan trọng như: cưới hỏi, cúng bái, lễ tết… thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với thần linh, với khách quý, các mối quan hệ giao hảo, thông gia.

Hàn Giang

Bình luận (0)