Phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh sẽ có khoảng 50 cơ sở đào tạo, trong đó có 6 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 12 cơ sở đào tạo tương đương trung cấp, trên 20 trung tâm đào tạo nghề và tương đương. Nâng tổng số nhân lực được đào tạo mới trong giai đoạn này đạt 460 nghìn người, trong đó đào tạo mới 417 nghìn người từ các bậc dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, đến sau đại học; đào tạo lại nâng cao trình độ nghiệp vụ cho 42 nghìn lượt cán bộ công chức, giáo viên, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, doanh nhân, công nhân kỹ thuật của tỉnh. Tỉnh phấn đấu, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, đến năm 2020 tăng lên 70%. Trong đó, lao động qua đào tạo ngành nông nghiệp đạt 40%, công nghiệp xây dựng đạt trên 80% , ngành dịch vụ đạt trên 90% và năm 2020
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã phát triển được 38 cơ sở đào tạo, với trên 100 mã nghề đào tạo, mỗi năm các cơ sở đào tạo này đã tham gia đào tạo trên 45 nghìn người góp phần nâng tổng số lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt trên 40%, đưa Phú thọ trở thành tỉnh có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn so với bình quân chung của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cũng như chất lượng cuộc sống vẫn có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, cơ cấu lao động chưa hợp lý, năng suất lao động của tỉnh còn thấp so với một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hóa tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; số lượng đào tạo nghề sơ cấp, dạy nghề ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có trình độ công nghệ cao; cơ cấu ngành nghề đào tạo còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động./.
Theo TTXVN
Bình luận (0)