TPHCM đang ở trong những ngày nóng gay gắt. Theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, dự báo tình trạng nắng nóng cực đoan sẽ không chỉ diễn ra trong năm nay mà còn tiếp diễn trong những năm tới. Chính trong bối cảnh này, TPHCM cần có quyết tâm, chính sách, quy hoạch bài bản hơn để phủ cây xanh cho thành phố.
Một tuyến hẻm được cư dân tự đầu tư theo mô hình xanh – sạch – đẹp trên địa bàn quận Gò Vấp, TPHCM
Thực trạng
0,5m² là diện tích cây xanh toàn TPHCM đáp ứng cho một đầu người, chỉ đạt 8%, mức quá thấp so với chỉ tiêu quy hoạch đô thị là 6-7m²/người. Thành phố có hơn 500ha đất công viên; tuy nhiên, tốc độ đầu tư mỗi năm tăng không đáng kể, chỉ khoảng trên 1,5ha nên chưa đạt yêu cầu. Điều này cho thấy số lượng chỉ tiêu cây xanh của TPHCM chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân ở đô thị.
Tốc độ phát triển công viên, mảng xanh của thành phố đang tỷ lệ nghịch với mức độ gia tăng dân số và đô thị hóa cao, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tiện ích của người dân. Những ngày thời tiết nắng nóng như hiện nay, mới thấy sự cần thiết của mảng xanh tại đô thị TPHCM như thế nào khi tham gia giao thông. Trong đó có phần do không coi cây xanh đường phố là mảng xanh góp phần cải thiện môi trường, mà chỉ coi nó phục vụ giao thông và mỹ thuật, nên khi giao thông cần đất mở đường là cây xanh phải “hy sinh”. Có nhiều nguyên nhân công viên cây xanh tại TPHCM hiện nay vừa thiếu vừa yếu, nổi lên là công tác quản lý ở nhiều nơi còn chồng chéo, bất cập. Trong tổng số hơn 500ha thì có công viên do UBND cấp quận huyện quản lý (một phần trước đây trực thuộc ngành vận tải, đến cuối năm ngoái mới thống nhất giao về đầu mối là Sở Xây dựng) còn lại các công viên chuyên đề như Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên… do các đơn vị khai thác, quản lý.
Trong khi đó, mảng xanh của thành phố tiếp tục bị đẩy lùi bởi tốc độ đô thị hóa gia tăng chóng mặt với những tòa nhà bê tông mọc lên san sát. Việc trồng cây phân tán ở các tuyến đường, khu dân cư cũng rất hạn chế. Tại bản quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới ở TPHCM đều thấy có diện tích dành cho công viên, mảng xanh. Tuy nhiên rất ít chủ đầu tư thực hiện đầy đủ. Ở một số huyện, đất quy hoạch công viên lại để hoang phế, cỏ mọc um tùm.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có thời điểm bị buông lỏng, nhất là khâu giám sát quy hoạch và kế hoạch thực hiện. Chính quyền quận huyện thì trông chờ vào các sở chuyên ngành, trong khi các sở ngành lại cho rằng không thuộc thẩm quyền. Vì sự lúng lúng này nên mới xảy ra thực trạng có nhà đầu tư khu dân cư, khu đô thị không xây dựng công viên, cũng chẳng làm mảng xanh nhưng không bị cấp, ngành nào nhắc nhở, xử phạt.
Hành động
Theo Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM, một phần nguyên nhân của tình trạng trên do thời gian dài trước đây, chúng ta chưa chú trọng đến việc phát triển không gian xanh trong quy hoạch phát triển đô thị, nhất là tầm nhìn trong việc phát triển một đô thị hiện đại và bền vững. Nếu muốn gia tăng diện tích cây xanh, không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu quy hoạch mà phải có sự quyết tâm của thành phố trong việc chỉnh trang lại đô thị hiện hữu. Đặc biệt, cần có những chính sách cứng rắn trong phê duyệt, thực hiện quy hoạch nhằm tránh tình trạng nhiều dự án diện tích đất dành cho công viên nhưng lại bị bỏ hoang, không xây dựng hoặc chuyển đổi đất công viên thành loại đất khác.
TPHCM đang hướng tới một đô thị thông minh, sáng tạo, xanh và phát triển bền vững; trong đó, việc phát triển công viên mảng xanh rất quan trọng. Để làm được điều này, đòi hỏi thành phố cần khắc phục ngay các bất cập trong công tác quản lý nhà nước, phải có đơn vị chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra việc công viên bị sử dụng sai mục đích, lấn chiếm; mảng xanh không được phủ đúng như quy hoạch, kế hoạch. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư khu đô thị, khu dân cư chây ì không thực hiện diện tích công viên cây xanh theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy nhanh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển công viên không chỉ là vui chơi, nghỉ ngơi mà còn là địa điểm tham quan, du lịch lý tưởng cho người dân và du khách. Vận động người dân tích cực tham gia phong trào trồng cây phân tán tại các khu vực mình sinh sống; đồng thời chú trọng việc bảo vệ hệ thống cây xanh ở từng con đường, tuyến phố. Do vậy, rất cần hành động thực chất của các cấp, các ngành trong việc cải thiện, phát triển mảng xanh trước mắt và lâu dài, tiến tới tạo không gian sống, không gian sinh hoạt thân thiện với môi trường.
Và hành động trước mắt là TPHCM tổ chức tổng vệ sinh môi trường – phát triển mảng xanh trên địa bàn, với tâm điểm là phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, có sự hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể và người dân tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp rác thải tồn đọng, trang trí, trồng cây tạo mảng xanh nơi ở, nơi làm việc.
0,5m² là diện tích cây xanh toàn TPHCM đáp ứng cho một đầu người, chỉ đạt 8%, mức quá thấp so với chỉ tiêu quy hoạch đô thị là 6-7m²/người. Thành phố có hơn 500ha đất công viên; tuy nhiên, tốc độ đầu tư mỗi năm tăng không đáng kể, chỉ khoảng trên 1,5ha nên chưa đạt yêu cầu. Điều này cho thấy số lượng chỉ tiêu cây xanh của TPHCM chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân ở đô thị.
Tốc độ phát triển công viên, mảng xanh của thành phố đang tỷ lệ nghịch với mức độ gia tăng dân số và đô thị hóa cao, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tiện ích của người dân. Những ngày thời tiết nắng nóng như hiện nay, mới thấy sự cần thiết của mảng xanh tại đô thị TPHCM như thế nào khi tham gia giao thông. Trong đó có phần do không coi cây xanh đường phố là mảng xanh góp phần cải thiện môi trường, mà chỉ coi nó phục vụ giao thông và mỹ thuật, nên khi giao thông cần đất mở đường là cây xanh phải “hy sinh”. Có nhiều nguyên nhân công viên cây xanh tại TPHCM hiện nay vừa thiếu vừa yếu, nổi lên là công tác quản lý ở nhiều nơi còn chồng chéo, bất cập. Trong tổng số hơn 500ha thì có công viên do UBND cấp quận huyện quản lý (một phần trước đây trực thuộc ngành vận tải, đến cuối năm ngoái mới thống nhất giao về đầu mối là Sở Xây dựng) còn lại các công viên chuyên đề như Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên… do các đơn vị khai thác, quản lý.
Trong khi đó, mảng xanh của thành phố tiếp tục bị đẩy lùi bởi tốc độ đô thị hóa gia tăng chóng mặt với những tòa nhà bê tông mọc lên san sát. Việc trồng cây phân tán ở các tuyến đường, khu dân cư cũng rất hạn chế. Tại bản quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới ở TPHCM đều thấy có diện tích dành cho công viên, mảng xanh. Tuy nhiên rất ít chủ đầu tư thực hiện đầy đủ. Ở một số huyện, đất quy hoạch công viên lại để hoang phế, cỏ mọc um tùm.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có thời điểm bị buông lỏng, nhất là khâu giám sát quy hoạch và kế hoạch thực hiện. Chính quyền quận huyện thì trông chờ vào các sở chuyên ngành, trong khi các sở ngành lại cho rằng không thuộc thẩm quyền. Vì sự lúng lúng này nên mới xảy ra thực trạng có nhà đầu tư khu dân cư, khu đô thị không xây dựng công viên, cũng chẳng làm mảng xanh nhưng không bị cấp, ngành nào nhắc nhở, xử phạt.
Hành động
Theo Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM, một phần nguyên nhân của tình trạng trên do thời gian dài trước đây, chúng ta chưa chú trọng đến việc phát triển không gian xanh trong quy hoạch phát triển đô thị, nhất là tầm nhìn trong việc phát triển một đô thị hiện đại và bền vững. Nếu muốn gia tăng diện tích cây xanh, không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu quy hoạch mà phải có sự quyết tâm của thành phố trong việc chỉnh trang lại đô thị hiện hữu. Đặc biệt, cần có những chính sách cứng rắn trong phê duyệt, thực hiện quy hoạch nhằm tránh tình trạng nhiều dự án diện tích đất dành cho công viên nhưng lại bị bỏ hoang, không xây dựng hoặc chuyển đổi đất công viên thành loại đất khác.
TPHCM đang hướng tới một đô thị thông minh, sáng tạo, xanh và phát triển bền vững; trong đó, việc phát triển công viên mảng xanh rất quan trọng. Để làm được điều này, đòi hỏi thành phố cần khắc phục ngay các bất cập trong công tác quản lý nhà nước, phải có đơn vị chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra việc công viên bị sử dụng sai mục đích, lấn chiếm; mảng xanh không được phủ đúng như quy hoạch, kế hoạch. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư khu đô thị, khu dân cư chây ì không thực hiện diện tích công viên cây xanh theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy nhanh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển công viên không chỉ là vui chơi, nghỉ ngơi mà còn là địa điểm tham quan, du lịch lý tưởng cho người dân và du khách. Vận động người dân tích cực tham gia phong trào trồng cây phân tán tại các khu vực mình sinh sống; đồng thời chú trọng việc bảo vệ hệ thống cây xanh ở từng con đường, tuyến phố. Do vậy, rất cần hành động thực chất của các cấp, các ngành trong việc cải thiện, phát triển mảng xanh trước mắt và lâu dài, tiến tới tạo không gian sống, không gian sinh hoạt thân thiện với môi trường.
Và hành động trước mắt là TPHCM tổ chức tổng vệ sinh môi trường – phát triển mảng xanh trên địa bàn, với tâm điểm là phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, có sự hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể và người dân tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp rác thải tồn đọng, trang trí, trồng cây tạo mảng xanh nơi ở, nơi làm việc.
SONG CHÂU (theo SGGP)
Bình luận (0)