Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Phục hồi du lịch trong tình hình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đi dch Covid-19 đã gây ra nhiu tn tht cho ngành du lch nói chung và du lch TP.HCM nói riêng khi có ti 90%-95% Doanh nghip (DN) l hành phi ngng hot đng; sng ngưi lao đng trong lĩnh vc này ch còn khong 25%. Qun tr ri ro liên tc đưc đt ra đi vi hot đng du lch cho đến khi bưc vào“bình thưng mi”.


Ông Lê Trương Hin Hòa (Phó Giám đc S Du lch TP.HCM) phát biu ti bui l

Sở Du lịch TP.HCM vừa phối hợp với Trường ĐH Hoa sen tổ chức tọa đàm “Quản trị rủi ro kinh doanh du lịch – Chiến lược phục hồi trong giai đoạn mới” nhằm hỗ trợ DN chủ động đối mặt và xử lý các rủi ro trong kinh doanh du lịch; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19.

Hơn 90% doanh nghip l hành ngng hot đng

Tại tọa đàm, ông Lê Trương Hiền Hòa (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) nêu những con số đáng buồn, hơn một năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều tổn thất cho ngành du lịch nói chung và du lịch TP.HCM nói riêng. Du lịch quốc tế đóng cửa, du lịch nội địa gặp rất nhiều trở ngại, toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ về hoạt động du lịch ngưng trệ, đóng băng. Có tới 90%-95% DN lữ hành phải ngừng hoạt động; 75% cơ sở lưu trú ngừng hoạt động hoặc chuyển mô hình kinh doanh. Số lượng người lao động trong lĩnh vực du lịch chỉ còn khoảng 25%. Thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm sút, cơ sở vật chất xuống cấp, nguồn lực cạn kiệt.

“Đứng trước bối cảnh chưa có tiền lệ mà ngay cả ngành du lịch những cường quốc trên thế giới cũng phải chịu nhiều thiệt hại, ngành du lịch TP.HCM cũng không tránh khỏi những lúng túng để duy trì sự phát triển lâu dài, ổn định”- ông Hòa nhìn nhận. Dù vậy, ông Hòa cũng cho hay, phía Sở Du lịch TP.HCM vẫn nỗ lực tập trung hỗ trợ DN du lịch xuyên suốt hơn một năm nay. Ngoài việc kiên trì đề xuất hỗ trợ về vật chất cho DN du lịch cũng như hướng dẫn viên, Sở Du lịch TP.HCM còn cập nhật những quy định, thay đổi mới nhất về chủ trương, chính sách liên quan đến công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng có kiến nghị lên Chính phủ ngoài các gói hỗ trợ còn có những chính sách hỗ trợ về giá điện, thuế… Sở Du lịch TP.HCM cũng có những kiến nghị mới và cập nhật như đề án về mở cửa đón khách quốc tế dù TP.HCM là một trong những vùng thời gian qua chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

“Có thể thấy, sau tháng 10-2021, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức rất nhiều chương trình liên kết với du lịch các tỉnh. Vì để khơi thông du lịch, nhất là du lịch nội địa thì giữa các địa phương cần có sự thống nhất với nhau, từ đó, các DN đưa khách quốc nội qua lại thuận tiện. Trong năm 2022, Sở Du lịch TP.HCM vẫn tập trung thúc đẩy du lịch nội địa; các chương trình liên kết vẫn được tiếp tục duy trì và có những chính sách riêng để hỗ trợ cho những địa phương có liên kết với TP.HCM”- ông Hòa chia sẻ.

Ngành du lch cn “dy thì ln 2”

Sau những biến động và trải qua một thời gian dài đóng băng, vấn đề khi nào phục hồi lại hoạt động du lịch được rất nhiều đại diện DN đặt ra tại buổi tọa đàm. PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy (Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa sen) cho rằng, rất khó trả lời cụ thể câu hỏi khi nào phục hồi được ngành du lịch, chính vì thế chúng ta phải quản trị rủi ro liên tục. Theo một thống kê, số lượng du khách mà ngành du lịch bị mất đi trong 2 năm do tác động của Covid-19 ngang bằng với con số trong 5-7 năm.

“Trong năm 2022, S Du lch TP.HCM vn tp trung thúc đy du lch ni đa và các chương trình liên kết vn đưc tiếp tc duy trì và có nhng chính sách riêng đ h tr cho nhng đa phương có liên kết vi TP.HCM” – Ông Lê Trương Hin Hòa (Phó Giám đc S Du lch TP.HCM) chia s.

Tuy nhiên, dẫn lại từ một nguồn thông tin, bà Thúy cũng chỉ ra, một trong những tín hiệu quan trọng hiện nay là số lượng du khách đặt chỗ và đang chờ đợi để tiến hành du lịch là rất lớn, do đó đây là thời điểm vàng để nghĩ đến vấn đề phục hồi ngành du lịch. Theo bà Thúy, để có thể quản trị rủi ro trong điều kiện dịch Covid-19, ngành du lịch phải tái cơ cấu. Cần hiểu rõ sự thay đổi hành vi của du khách để tránh những định hướng sai lầm trong thời điểm dịch bệnh hiện tại. Theo đó, trong thời điểm dịch bệnh hiện tại, tâm lý khách hàng sợ “mất” hơn là quan tâm đến những cái “được”. Cụ thể những cái khách hàng sợ mất đó chính là: Tiền bạc, sức khỏe, tinh thần, thời gian, hình ảnh.

Bà Thúy tiếp tục dẫn thêm một thống kê từ tổ chức về lữ hành trên thế giới rằng để có quyết định du lịch trong năm tới, 76% những người đang chần chừ đặt tour mong muốn một khách sạn có chính sách dễ dàng hủy và hoàn tiền; 58% mong muốn đặt được vé máy bay có thể đổi ngày miễn phí hoặc đổi được điểm đến. Đồng thời, 55% thì cho rằng nếu có thể hủy toàn bộ việc đặt thì chắc chắn họ sẽ đặt chuyến đi trong năm tới. Tuy điều này gây khó khăn cho DN nhưng DN cần chấp nhận suy nghĩ của khách hàng để tìm được giải pháp. Đây chính là cách quản trị rủi ro vì nếu không dựa trên suy nghĩ, hành vi thay đổi của khách hàng, phía đơn vị cung cấp du lịch sẽ bước vào một rủi ro khác là không đưa ra được những sản phẩm phù hợp thị trường.


Đã có nhng hot đng khơi thông du lch TP.HCM sau đt bùng phát mnh dch Covid-19

Bà Thúy nhấn mạnh, DN du lịch đừng quá tập trung vào vấn đề chi phí, đừng xem giá cả là yếu tố tiên quyết để thu hút du khách, mà cần chú ý những vấn đề du khách đang e ngại, quan tâm như sức khỏe, an toàn, sạch… Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vấn đề du lịch sạch và hình thức du lịch “không chạm” được xem là phù hợp để giải tỏa mối e ngại nói trên của du khách. Ở các nước, hình thức du lịch “không chạm” này đã được triển khai thông qua một app (ứng dụng) dành cho người tiêu dùng. Với du lịch “không chạm”, cần có quá trình số hóa. Bởi du lịch “không chạm” sẽ hạn chế sự tiếp xúc giữa người với người và với các vật dụng; ưu tiên sử dụng những thiết bị và công nghệ tự động hóa.

Để quản trị rủi ro, bà Thúy một lần nữa nhấn mạnh việc ngành du lịch cần phải tái cấu trúc, xem đây là cơ hội để “dậy thì lần 2” và phải đặt mục tiêu thành công. Theo đó, việc cải tiến du lịch cần được thực hiện trong thời gian ngắn hạn, trung hạn thay vì dài hạn như trước kia; tốc độ thay đổi phải nhanh chứ không phải liên tục và dần dần như trước thời điểm Covid-19. Đặc biệt, chú trọng nỗ lực cá nhân hoặc nhóm người thay vì cách tiếp cận tập thể như trước kia; cũng như đột phá tìm cái mới để nâng cao hiệu quả thay cho việc cải tiến nâng cao hiệu quả như trước. Và việc thực hiện cần thông qua phương pháp số hóa.

“Ngoài ra, cơ quan quản lý du lịch cũng cần có những thay đổi, điều chỉnh một cách linh hoạt trong kế hoạch để quản trị rủi ro; nên làm những gì mà DN chưa làm được để tránh chồng chéo; cần nhìn toàn diện nhưng làm cụ thể để phù hợp tình hình”- Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa sen đề xuất.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)