Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phục hồi sau đại dịch: Chính quyền và doanh nghiệp không thể tách rời

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đ phc hi kinh tế sau thi gian chu nh hưng nng n t dch Covid-19, s lng nghe, đng hành gia chính quyn TP cùng doanh nghip (DN) phi thc cht hơn lúc nào hết đ các chính sách đi vào thc tế và phát huy hiu qu. Vi mc tiêu này, HĐND TP.HCM va t chc Chương trình “Dân hi – Chính quyn tr li” vi ch đ “Đng hành cùng DN – Chính sách h tr sn xut kinh doanh”.


Các doanh nghip trên đa bàn TP.HCM nhanh chóng phc hi sn xut sau đi dch

Doanh nghip mong chính quyn đng hành

Tại chương trình, các DN cho rằng kinh tế TP đang đà tăng trưởng, phục hồi khá nhanh song là giai đoạn rất quan trọng, DN tiếp tục cần sự hỗ trợ từ chính quyền TP về công tác tuyển dụng nguồn lao động, chăm lo người lao động, chi phí nguyên vật liệu… để không đứt gãy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Đào Quốc Cường – Giám đốc Công ty TNHH JUKI Việt Nam (KCX Tân Thuận) – cho biết, từ quý 4/2021 công ty đã phục hồi sản xuất. Cũng như nhiều DN trong khu chế xuất, JUKI Việt Nam còn rất nhiều đơn hàng chưa giao được thì lại nhận thêm nhiều đơn hàng mới. Tuy nhiên, công ty vẫn đang thiếu khoảng 70 lao động phổ thông, lao động kỹ thuật mặc dù đăng tuyển thường xuyên nên rất cần hỗ trợ tuyển dụng từ các ban ngành chức năng để sớm phục hồi chuỗi cung ứng. Trong công tác chăm lo cho người lao động, bên cạnh chính sách của DN, TP cần hỗ trợ thêm cho lao động mua được hàng bình ổn giá, giảm tiền nhà trọ và quan tâm, hỗ trợ nhà giữ trẻ. Xem xét áp thuế suất 0% cho các loại nguyên vật liệu dùng trong sản xuất kinh doanh của các DN chế xuất, vì hiện nay các DN đang phải chịu đến 30%.

Bà Hồ Uyên – Giám đốc đối ngoại Intel Products Việt Nam – kiến nghị TP nên có đề xuất Chính phủ hỗ trợ DN được duy trì Nghị quyết số 17 đến sau năm 2022 và linh hoạt tổ chức số giờ làm thêm để thuận lợi mở rộng sản xuất.

“Tháng 3-2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17 cho phép các DN sản xuất được tăng giờ làm thêm trên 40-60 giờ mà vẫn nằm trong quỹ giờ làm thêm tối đa là 300 giờ/năm với điều kiện có sự đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là hỗ trợ quý báu cho DN nhưng Nghị quyết chỉ được áp dụng hết năm 2022”, bà Uyên nói.

Các DN đều cho rằng TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có lợi thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn, chúng ta đã bắt đầu quá trình phục hồi sớm thị trường kinh tế. Đây không chỉ là thời điểm phục hồi mà DN còn phải nắm bắt những cơ hội để bứt phá, tạo sự cạnh tranh. Theo đó, triển khai các chính sách phù hợp, hiệu quả là vấn đề cần quan tâm.

Ông Phạm Phú Trường – Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP.HCM – cho biết, thực tế có một bộ phận không nhỏ DN không đưa chính sách hỗ trợ vào trong kế hoạch kinh doanh vì chưa biết khi nào được tiếp cận chính sách và có được tiếp cận không.

Sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm luôn cần đến liên kết vùng vì đầu ra và đầu vào sản phẩm. Trên cơ sở này, bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực phẩm TP.HCM – kiến nghị TP tiếp tục phát huy, mở rộng các chương trình xúc tiến thương mại với các tỉnh thành, các nước có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn. Bên cạnh các gói phục hồi ngắn hạn, về dài hạn TP nên tập trung thúc đẩy các dự án giao thông liên kết vùng để giảm chi phí vận chuyển logistics từ TP.HCM đến các tỉnh phía Nam.

Nhiu gii pháp h tr doanh nghip

TP.HCM bước vào năm 2022 với mục tiêu lớn và đầy thách thức, thực hiện chương trình phục hồi kinh tế sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Trong quý đầu, kinh tế TP bắt đầu phục hồi tích cực với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 1,88%, đây là con số đáng ghi nhận nếu nhìn từ mức tăng trưởng âm từ những quý cuối năm 2021. Tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm hơn 168 ngàn tỷ đồng, đạt 43% dự toán và tăng hơn 13,7% so với cùng kỳ.

Để làm được điều này, bên cạnh những chính sách kịp thời từ Trung ương, TP đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, đồng hành cùng DN sớm vượt qua khó khăn, bước vào quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh. Đó là việc bao phủ vắc-xin nhanh và không phân biệt đối tượng đã giúp TP phần nào giải quyết bài toán nhân lực trong những giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội tạo điều kiện để người lao động yên tâm ở lại TP làm việc, đóng góp lâu dài cho kinh tế TP; hỗ trợ DN chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Tiếp tục đà phục hồi, phát huy các kết quả kinh tế đạt được, nhiều sở ngành cam kết tiếp tục đồng hành cùng DN trong quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP – cho biết, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP đang quản lý 127 trung tâm dịch vụ việc làm. Các trung tâm này đang triển khai xúc tiến cung ứng nguồn lao động có tay nghề cho DN. Sở cũng đang phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng và ban hành hướng dẫn triển khai Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó Giám đốc Sở Công thương TP – cũng cho biết, sắp tới đơn vị tiếp tục triển khai các hội nghị, giải pháp kết nối cung cầu với các tỉnh thành cũng như tổ chức hội nghị xúc tiến để kết nối các DN tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Trong vai trò là trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), đơn vị này cam kết đồng hành với các DN. “Đối với hoạt động xúc tiến trong nước, ITPC sẽ hỗ trợ DN tham gia các chương trình triển lãm chuyên ngành định kỳ hàng quý tại TP. ITPC tiếp tục duy trì chương trình kết nối giao thương hỗ trợ DN đưa hàng hóa vào trong hệ thống siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại của TP; tập trung hỗ trợ cung cấp các thông tin thị trường xuất khẩu…”, ông Trần Phú Lữ – Phó Giám đốc phụ trách ITPC – nói.

Bên cạnh cam kết hỗ trợ DN khắc phục hậu quả của Covid-19, sớm hồi phục sản xuất kinh doanh, ông Lê Trương Hải Hiếu – Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP – đề nghị UBND TP, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM và các sở ngành có liên quan tiếp tục quan tâm chỉ đạo, thực hiện các chính sách; đồng thời, tập trung tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính Nhà nước để giải quyết hồ sơ, thủ tục cho DN một cách sớm nhất. Cùng với đó, hỗ trợ DN vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số; xây dựng và triển khai các chương trình kết nối DN, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của DN; hỗ trợ thu hút người lao động yên tâm ở lại TP.HCM làm việc…

Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)