Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phục hồi sau đại dịch: Lấy con người làm trung tâm của mọi chính sách

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gii pháp phc hi kinh tế là to ra chui cung ng lao đng n đnh. Điu này đòi hi cn có s tp trung phát trin th trưng lao đng đng b, hin đi, linh hot, thng nht, có s điu tiết ca Nhà nưc. Trong đó phi đt ngưi lao đng (NLĐ) là trung tâm ca mi chính sách, chú trng đm bo thu nhp, tin lương, an sinh xã hi.


Thanh niên quan tâm đến tuyn dng lao đng sau đi dch Covid-19

Đây là những góp ý của các nhà quản lý lao động (LĐ) khi nói đến việc gỡ nút thắt chuỗi cung ứng LĐ sau đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 xảy ra đã bộc lộ rõ hơn những vấn đề của thị trường LĐ Việt Nam như việc làm thiếu bền vững, LĐ bị tổn thương, an sinh cho NLĐ còn kém…

Chú trng chăm lo an sinh

Ông Lê Văn Thanh – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) – cho biết, trước tác động của đại dịch, với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, trong hai năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ đã được ban hành. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường LĐ như tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho NLĐ; tăng cường kết nối cung – cầu LĐ để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực… Tuy nhiên, những giải pháp này mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của thị trường LĐ, thực tế còn rất nhiều vấn đề đặt ra…

Đại dịch Covid-19 đã khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị đứt gãy, đình trệ, tình hình LĐ, việc làm, đời sống của NLĐ bị ảnh hưởng tiêu cực. Số LĐ có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tỷ lệ LĐ thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao. Đáng chú ý, tiền lương, thu nhập của NLĐ giảm, đời sống của NLĐ khó khăn, trong đó thu nhập bình quân tháng của LĐ từ 6,7 triệu đồng năm 2019 còn 5,3 triệu đồng năm 2021, giảm sâu nhất là quý III năm 2021 chỉ còn là 5,2 triệu đồng. Điều này làm cho cuộc sống của NLĐ, đặc biệt LĐ ngoại tỉnh càng khó khăn thêm.

Đến nay tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tình hình kinh tế – xã hội đã khởi sắc, hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại, thị trường LĐ đang dần phục hồi. Song, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cần có chiến lược phù hợp. Trong đó, nguồn cung LĐ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Riêng quý I năm 2022 xảy ra sự thiếu hụt LĐ cục bộ khoảng 120.000 người (gần 10% so với nhu cầu tuyển dụng), cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt LĐ phổ thông.

Đánh giá thị trường LĐ như một “đầu tàu” kéo sự chuyển động của các thị trường khác và của toàn bộ nền kinh tế, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cho rằng, giải pháp phục hồi kinh tế là tạo ra chuỗi cung ứng LĐ ổn định, trong đó phải đặt NLĐ là trung tâm của mọi chính sách, chú trọng đảm bảo thu nhập, tiền lương, an sinh xã hội. Chỉ như vậy mới tạo ra thị trường LĐ bền vững. Cần chuyển dần từ chính sách lương tối thiểu sang lương đủ sống, bảo đảm để NLĐ có tích lũy, ứng phó hiệu quả với khó khăn và khủng hoảng. Sửa đổi toàn diện chích sách về nhà ở xã hội, hình thành chính sách mới về nhà ở cho công nhân, tập trung nguồn lực xây dựng nhà ở cho công nhân và nâng cấp chuẩn nhà trọ hiện hữu, giúp cho NLĐ không ngừng cải thiện cuộc sống.

“Hiện nay thu nhập của NLĐ chưa tương xứng với sự cống hiến, đóng góp cho doanh nghiệp. Đặc biệt là sự bấp bênh và dễ bị tổn thương về việc làm, thu nhập, quan hệ LĐ. Hệ thống an sinh xã hội và các chính sách, quy định về thị trường LĐ chưa theo kịp và chưa đáp ứng tốt trước những tình huống thực tế diễn ra”, ông Hiểu nhận định.

Gim t l lao đng phi chính thc

Nhiều ý kiến cho rằng, cơ cấu LĐ giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái như trước khi có dịch bệnh. Hiện đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ số LĐ phi chính thức sang chính thức.

Ông Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội – cho biết, trên thực tế LĐ phi chính thức không được pháp luật bảo vệ, không phải đóng thuế thu nhập, hoặc không được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội và chế độ việc làm khác vì thế thường phải chịu thiệt thòi. Cụ thể, số giờ làm việc của LĐ phi chính thức làm công ăn lương là 49,2 giờ/tuần, cao hơn 2 giờ so với LĐ chính thức làm công ăn lương là 47,2 giờ/tuần, cao hơn số giờ làm việc theo quy định 48 giờ/tuần. Tiền lương bình quân của nhóm LĐ chính thức vào khoảng 6,7 triệu đồng/tháng, tiền lương bình quân của nhóm LĐ phi chính thức chỉ bằng hơn một nửa con số đó.

“Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan với Bộ luật LĐ nhằm giảm tỷ lệ LĐ phi chính thức. Trong đó, cần hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho LĐ, hỗ trợ tài chính, giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ cũng như đẩy mạnh phát triển chương trình bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trong khu vực kinh tế phi chính thức. Khuyến khích khu vực phi chính thức chuyển đổi và tham gia vào các hoạt động kinh tế chính thức, góp phần tích cực đối với tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội cho NLĐ”, ông Lợi nói.


Trưc tác đng ca dch Covid-19, nhiu ngưi lao đng gp khó khăn đành phi rút bo him xã hi 1 ln đ trang tri cuc sng

Theo một số chuyên gia Tổ chức LĐ Quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ việc làm phi chính thức cao tại châu Á – Thái Bình Dương. Cần phải có giải pháp giảm LĐ phi chính thức để đảm bảo các quyền lợi cho LĐ.

TS. Lê Duy Bình – chuyên gia ILO – cho biết, việc mở rộng LĐ chính thức phụ thuộc vào việc mở rộng mức độ tham gia BHXH của NLĐ. BHXH phải được coi là nghĩa vụ đối với NLĐ và người sử dụng LĐ. Các đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ xã hội tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ để tham gia BHXH tự nguyện, điều này giúp họ tham gia thị trường LĐ với vị thế được bảo vệ tốt hơn bởi mạng lưới an sinh xã hội.

“Cách thức tiếp cận để mở rộng LĐ chính thức cần có tính hệ thống và sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành cũng như các văn bản pháp luật của nhiều ngành như Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp”, ông Bình góp ý.

Theo thống kê, có hơn 97% LĐ phi chính thức không có BHXH, chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Trong khi đó, tỷ lệ LĐ chính thức có BHXH bắt buộc rất cao, 80,5%.

Minh Nguyn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)