Nhiều giáo viên nhận xét, dự thi ĐH, CĐ ở 6 môn học là quá sức so với lực học của học sinh.
Mặc dù vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, lấy ý kiến song thông tin Bộ GD&ĐT đưa ra phương án tuyển sinh ĐH, CĐ theo 6 môn mà không phân biệt theo các khối A, B, C… hoặc mở rộng thêm khối thi đã gây lo lắng cho không ít giáo viên và học sinh.
|
Phương án tổ chức thi đại học, cao đẳng 6 môn đòi hỏi các thí sinh phải chú trọng học đều các môn. Ảnh: Chí Cường
|
Học sinh bị động
Năm 2012 tiếp tục giữ: "ba chung"
Theo nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp "ba chung" và có một số điều chỉnh. Cụ thể, Bộ sẽ nghiên cứu bổ sung một số khối thi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của các ngành đào tạo, tạo sự linh hoạt trong xét tuyển của các trường và tăng cơ hội đăng ký dự thi của thí sinh; bổ sung chính sách tuyển thẳng ĐH, CĐ đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn lọc học sinh giỏi quốc gia. |
Vài năm trở lại đây, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy theo phương án "ba chung" đã bộc lộ những hạn chế, cùng với điểm sàn không thay đổi khiến cho bức tranh về tuyển sinh ĐH, CĐ có phần "ảm đạm", đặc biệt là ở khối các trường ngoài công lập. Mặc dù vẫn bảo lưu quan điểm giữ "ba chung", song Bộ GD&ĐT cũng cho rằng sẽ có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, nâng cao chất lượng đầu vào bậc ĐH, CĐ. Bộ cũng đang nghiên cứu phương án mở rộng khối thi, đặc biệt là sẽ lấy ý kiến về việc thi 6 môn.
Không ít học sinh đã bày tỏ sự lo lắng trước phương án này. Em Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Khi bắt đầu thi vào lớp 10, chúng em đã phải chọn khối thi cho mình là tự nhiên hay xã hội. Việc chọn khối này còn là cơ sở để chúng em chú tâm học tập với mục đích sẽ thi đỗ ĐH. Việc học đều cả 6 môn khi mà chương trình nặng, thời gian ôn tập, ôn thi rất ngắn thì khó có thể đạt kết quả tốt được".
Trót "học lệch" từ năm lớp 10, nên Trần Thanh Nam, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) rất lo lắng. Nam cho biết: "Nếu thi ĐH, CĐ tới 6 môn em nghĩ mình sẽ trượt "thẳng cẳng". Bởi khi còn học ở bậc THCS cho đến lúc thi vào THPT em đã có định hướng theo sở thích cũng như sở trường của em là học khối A. Còn các môn khác, em không thực sự chú tâm, có học để cốt sao vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Nếu học cả 6 môn đều như nhau, sẽ không còn đủ thời gian để vừa học cả lý thuyết lẫn bài tập. Như vậy, áp lực thi cử sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều".
Nhiều giáo viên nhận xét, dự thi ĐH, CĐ ở 6 môn học là quá sức so với lực học của học sinh. Tăng gấp đôi môn thi theo khối thi "truyền thống" đồng nghĩa với việc các em phải học gấp đôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần các em. PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng: "Phương án này không khả thi, bởi chỉ thi tốt nghiệp THPT mới làm như vậy, còn thi ĐH, CĐ để các em làm nghề, đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu nên không thể thi nhiều môn như vậy. Theo tôi, có thể thi tối đa là 4 môn, chẳng hạn thêm môn tiếng Anh vì nó thực sự cần thiết".
Không ít học sinh đã bày tỏ sự lo lắng trước phương án này. Em Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Khi bắt đầu thi vào lớp 10, chúng em đã phải chọn khối thi cho mình là tự nhiên hay xã hội. Việc chọn khối này còn là cơ sở để chúng em chú tâm học tập với mục đích sẽ thi đỗ ĐH. Việc học đều cả 6 môn khi mà chương trình nặng, thời gian ôn tập, ôn thi rất ngắn thì khó có thể đạt kết quả tốt được".
Trót "học lệch" từ năm lớp 10, nên Trần Thanh Nam, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) rất lo lắng. Nam cho biết: "Nếu thi ĐH, CĐ tới 6 môn em nghĩ mình sẽ trượt "thẳng cẳng". Bởi khi còn học ở bậc THCS cho đến lúc thi vào THPT em đã có định hướng theo sở thích cũng như sở trường của em là học khối A. Còn các môn khác, em không thực sự chú tâm, có học để cốt sao vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Nếu học cả 6 môn đều như nhau, sẽ không còn đủ thời gian để vừa học cả lý thuyết lẫn bài tập. Như vậy, áp lực thi cử sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều".
Nhiều giáo viên nhận xét, dự thi ĐH, CĐ ở 6 môn học là quá sức so với lực học của học sinh. Tăng gấp đôi môn thi theo khối thi "truyền thống" đồng nghĩa với việc các em phải học gấp đôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần các em. PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng: "Phương án này không khả thi, bởi chỉ thi tốt nghiệp THPT mới làm như vậy, còn thi ĐH, CĐ để các em làm nghề, đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu nên không thể thi nhiều môn như vậy. Theo tôi, có thể thi tối đa là 4 môn, chẳng hạn thêm môn tiếng Anh vì nó thực sự cần thiết".
|
Dự kiến phương thức thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 sẽ có nhiều thay đổi. Ảnh: Quang Huy
|
Thêm khối thi
Việc tổ chức thi ĐH, CĐ 6 môn cũng không phải là điều mới mẻ, bởi trước đó để "cứu vãn" các trường trong tuyển sinh, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã kiến nghị áp dụng phương án mới. Theo đó, để vào được ĐH, CĐ các thí sinh phải hoàn thành 5 môn thi dựa trên sự nâng cấp từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả sẽ lấy làm cơ sở để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Việc tổ chức thi ĐH, CĐ 6 môn cũng không phải là điều mới mẻ, bởi trước đó để "cứu vãn" các trường trong tuyển sinh, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã kiến nghị áp dụng phương án mới. Theo đó, để vào được ĐH, CĐ các thí sinh phải hoàn thành 5 môn thi dựa trên sự nâng cấp từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả sẽ lấy làm cơ sở để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
PGS.TS Lê Đức Ngọc – Giám đốc Trung tâm Đo lường, Đánh giá và Kiểm định chất lượng giáo dục của Hiệp hội cho biết: "Thi "ba chung" như vừa qua chỉ cần cải tiến chứ không nên bỏ hẳn. Hiệp hội đã đề xuất phương án "ba chung" và "một riêng" cho cuộc thi "đánh giá trình độ học vấn THPT" để xét tốt nghiệp THPT và làm tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo sau THPT. Nội dung "ba chung" là chung đề, chung đợt, chung điểm sàn tốt nghiệp THPT. Còn "một riêng" cho tuyển sinh đào tạo nghề sau THPT. Dựa trên điểm thi của thí sinh mà trường ĐH, CĐ lấy đó để xét tuyển".
Bên cạnh việc nghiên cứu thi 6 môn, Bộ GD&ĐT dự kiến trong năm 2012 cũng sẽ vẫn duy trì khối thi truyền thống nhưng sẽ mở rộng thêm khối thi bằng cách tổ hợp các môn thi của các khối khác nhau. Các thí sinh có thể thi các môn ở khối thi đợt 1 (Khối A) và nếu thi thêm các môn thi đợt hai (Khối B, C, D) thì thí sinh có thể có thêm cơ hội thứ ba ở các trường ĐH có tuyển thêm khối mới.
Bên cạnh việc nghiên cứu thi 6 môn, Bộ GD&ĐT dự kiến trong năm 2012 cũng sẽ vẫn duy trì khối thi truyền thống nhưng sẽ mở rộng thêm khối thi bằng cách tổ hợp các môn thi của các khối khác nhau. Các thí sinh có thể thi các môn ở khối thi đợt 1 (Khối A) và nếu thi thêm các môn thi đợt hai (Khối B, C, D) thì thí sinh có thể có thêm cơ hội thứ ba ở các trường ĐH có tuyển thêm khối mới.
Theo PGS Văn Như Cương: "Sự phân chia các khối thi hiện nay áp dụng một cách cứng nhắc đã không còn phù hợp với thực tiễn. Sự thay đổi các môn trong khối thi hoặc xuất hiện các khối thi mới nhằm đáp ứng nhu cầu và có lợi cho học sinh. Thay đổi là cần thiết nhưng cũng phải có thời gian để học sinh chuẩn bị, ít nhất là 1 năm thì học sinh mới bắt nhịp được với những thay đổi này. Ngay từ lúc vào lớp 10 các em đã định hướng thi ĐH khối nào rồi, giờ mà thay đổi e rằng nhiều em sẽ không có thời gian".
Mặc dù các phương án các môn thi hay mở rộng khối thi như thế nào đến nay Bộ vẫn chưa có kết luận. Theo Bộ GD&ĐT, phương án tuyển sinh cụ thể chính thức kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 sẽ được quyết định sau Hội nghị tuyển sinh diễn ra vào ngày 14/1/2012 tới.
Mặc dù các phương án các môn thi hay mở rộng khối thi như thế nào đến nay Bộ vẫn chưa có kết luận. Theo Bộ GD&ĐT, phương án tuyển sinh cụ thể chính thức kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 sẽ được quyết định sau Hội nghị tuyển sinh diễn ra vào ngày 14/1/2012 tới.
Theo Ngô Quang Huy
GiadinhNet
Bình luận (0)