Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 tiếp tục giữ "3 chung", đồng thời giao một số trường nghiên cứu phương án mới tự chủ trong tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ điều chỉnh lại chỉ tiêu tuyển sinh của các trường dựa trên số lượng giảng viên, cơ sở vật chất…
Không "cứu" các trường
Hai năm liên tiếp kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều biến động, lãnh đạo một số trường cho rằng "3 chung" không phù hợp và là nguyên nhân dẫn đến thực trạng thừa chỉ tiêu, thiếu người học, nhiều ngành phải đóng cửa… Tại hội nghị tổng kết năm học 2010-2011 khối các trường ĐH, CĐ vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga thêm một lần khẳng định: "Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 tiếp tục thực hiện giải pháp "3 chung", nhưng có điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý; đồng thời Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các hội thảo về tuyển sinh và tham khảo ý kiến rộng rãi các trường, các sở và trong toàn xã hội để xác định phương thức tuyển sinh hợp lý cho những năm tới. Nghiên cứu việc giao chỉ tiêu cho các trường một cách phù hợp, đồng thời tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng nâng cao chất lượng ĐH, CĐ chính quy".
Hai năm liên tiếp kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều biến động, lãnh đạo một số trường cho rằng "3 chung" không phù hợp và là nguyên nhân dẫn đến thực trạng thừa chỉ tiêu, thiếu người học, nhiều ngành phải đóng cửa… Tại hội nghị tổng kết năm học 2010-2011 khối các trường ĐH, CĐ vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga thêm một lần khẳng định: "Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 tiếp tục thực hiện giải pháp "3 chung", nhưng có điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý; đồng thời Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các hội thảo về tuyển sinh và tham khảo ý kiến rộng rãi các trường, các sở và trong toàn xã hội để xác định phương thức tuyển sinh hợp lý cho những năm tới. Nghiên cứu việc giao chỉ tiêu cho các trường một cách phù hợp, đồng thời tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng nâng cao chất lượng ĐH, CĐ chính quy".
Lý giải về thực trạng chất lượng giáo dục ĐH, CĐ, nguyên nhân "bết bát" trong tuyển sinh tại nhiều trường hiện nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Thực tế cho thấy, một số trường và một số ngành không thu hút được thí sinh là do ngành kém hấp dẫn, chất lượng đào tạo của trường còn kém. Qua thanh tra tại một số trường cho thấy, có những trường mở 6-7 ngành nhưng chỉ có khoảng 60-70 giảng viên cơ hữu, có bộ môn chỉ có một vài giảng viên. Diện tích sử dụng tại nhiều trường thiếu thốn, có trường chỉ 0,9m2/sinh viên, cơ sở chủ yếu là thuê mướn. Điều này giải thích vì sao một số trường không thu hút được thí sinh, bởi chắc chắn phụ huynh sẽ không bao giờ cho con em mình vào trường kém chất lượng như thế".
"Năm vừa rồi, Bộ đã tiến hành xử lý các trường không bảo đảm điều kiện đào tạo và đóng cửa 101 ngành đào tạo tiến sĩ, chấn chỉnh việc tuyển sinh và đào tạo tại các cơ sở 2, phân hiệu không đúng quy định; tạm ngừng tuyển sinh ĐH hệ chính quy của ĐH Công nghệ Đông Á và ĐH Phan Châu Trinh. Bộ cũng đã giao ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM, cùng một số trường ĐH trọng điểm khác nghiên cứu, đề xuất phương án tuyển sinh để Bộ xem xét, thảo luận. Phương án nào tối ưu nhất, Bộ sẽ đưa vào áp dụng. Phương án tuyển sinh phải bảo đảm không để xảy ra tình trạng luyện thi tràn lan, tạo sự công bằng, có cơ chế để xã hội, cơ quan chức năng kiểm tra giám sát chặt chẽ", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết thêm.
"Siết" chỉ tiêu, mở ngành
Thừa nhận rằng, trong vài năm gần đây việc giao chỉ tiêu cho các trường vẫn chưa thực sự chính xác, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: "Một số trường được giao chỉ tiêu tăng đột biến, thậm chí có trường không có nhu cầu tuyển sinh nhưng vẫn được giao cả nghìn chỉ tiêu. Ngay trong năm 2012, Bộ sẽ tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh ĐH hệ không chính quy, giảm dần chỉ tiêu TCCN trong các trường ĐH, CĐ. Đồng thời, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ chính quy. Việc giao chỉ tiêu cho các trường sẽ dựa trên năng lực đào tạo như: số giáo viên cơ hữu, diện tích phòng học, phòng thí nghiệm… Có thể nhiều trường sẽ phản ứng, nhưng đây là việc phải làm để nâng cao chất lượng GDĐH".
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, mặc dù chất lượng GDĐH còn nhiều bất cập, nhưng không thể đổ lỗi cho việc mở trường tràn lan như dư luận đã đề cập. Phó Thủ tướng nêu ví dụ: "Trong năm 2006-2007, cả nước thành lập 39 trường ĐH mới, trong năm 2008-2009 có 17 trường, từ năm 2010-2011 có 23 trường, theo xu hướng là giảm một nửa. Trong đó, đa số các trường ĐH thành lập mới đều được nâng cấp từ trường CĐ, chứ rất ít trường mới hoàn toàn. Không thể phát triển giáo dục đại học với quy mô ngày càng tăng mà không có sự giám sát chặt chẽ về chất lượng đào tạo".
Phó Thủ tướng chỉ ra rằng, công tác kiểm định chất lượng giáo dục ĐH, CĐ chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra. "Bộ GD&ĐT cũng đã dự kiến trong 3 năm, từ 2010 phải cho ra đời được 3 đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục đại học, nhưng gần hết năm 2011 vẫn chưa hình thành được đơn vị nào. Cơ quan kiểm định độc lập sẽ giúp người học đánh giá thực chất giá trị của chương trình đào tạo, công bố công khai trước khi người học bước chân vào trường. Không thể để cho giáo dục đại học phát triển theo cơ chế thị trường bởi ĐH không phải là doanh nghiệp. Mục tiêu của Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục ĐH năm 2010-2015 chính là ngăn không cho việc cứ để tăng quy mô mà không có "kênh" nào giám sát được chất lượng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thông điệp tiếp tục "3 chung", giao chỉ tiêu theo năng lực đào tạo cùng đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng đào tạo. Xem ra, sau một mùa tuyển sinh "thất bát", nhiều trường sẽ phải có những điểu chỉnh trong đào tạo ngành nghề phù hợp, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để chuẩn bị cho cho một mùa tuyển sinh "khốc liệt" sắp tới.
"Nhiệm vụ cốt lõi của năm học 2011-2012 là tiếp tục đổi mới nhận thức và tư duy của cán bộ quản lý giáo dục đại học từ cơ quan Bộ đến các cơ sở giáo dục đại học theo hướng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, từng bước xây dựng bộ máy quản lý ĐH thông suốt, hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo".
PGS.TSBùi Văn Ga
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
|
Theo Ngô Quang Huy
(GiadinhNet)
Bình luận (0)