Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phương pháp học tập tốt, giảm áp lực mùa thi

Tạp Chí Giáo Dục

Đ giành đưc tm vé vào lp 10 THPT công lp năm 2020, nhiu hc sinh lp 9 có lch hc kín c ngày khi va hc trưng, va hc thêm trung tâm… Theo các chuyên gia tâm lý, kết qu hc tp tt đến t mt kế hoch hc khoa hc, phù hp vi năng lc và sc khe ca mi hc sinh ch không phi là vic hc thêm quá nhiu.

Hc sinh lp 9 Trưng THCS Thnh M Li (Q.2) đt câu hi cho ban tư vn Chương trình tuyn sinh hưng nghip sau THCS năm hc 2019-2020

Những thông tin trên được đưa ra trong Chương trình tuyển sinh hướng nghiệp sau THCS lần thứ 5 năm học 2019-2020, do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ở nhiều trường THCS trên địa bàn thành phố.

Làm thế nào gi đưc tâm lý n đnh trong mùa thi?

Đây là câu hỏi được nhiều học sinh lớp 9 đặt ra cho các chuyên gia tư vấn. Giải đáp băn khoăn này, ThS. Chế Dạ Thảo (chuyên gia tư vấn tâm lý) cho rằng để có được một tâm lý ổn định trong mùa thi, có 3 điều học sinh cần lưu ý, bao gồm: nền tảng sức khỏe, nền tảng kiến thức và phương pháp học tập. “Nền tảng sức khỏe tốt dựa trên chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao khoa học. Tránh việc thức quá khuya ôn bài vì tính hiệu quả sẽ không cao. Ăn uống cần có sự đa dạng, đủ chất dinh dưỡng. Mỗi học sinh sẽ có một mức độ học tập khác nhau và các em chỉ cần làm tốt nhất ở mức độ của bản thân, trong năng lực của mình. Đừng cố gắng quá sức để chạy trên đường đua của người khác”, bà Thảo cho biết.

Theo bà Thảo, trong thời gian này, các em học sinh cuối cấp cần xác định, nhìn nhận lại xem điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong từng môn thi tuyển sinh. Từ đó xây dựng một kế hoạch học và ôn tập khoa học, cân đối, bằng những phương pháp học tập phù hợp. “Có em học nhóm sẽ hiệu quả nhưng có những em học một mình lại hiệu quả hơn. Hay có em học bằng sơ đồ tư duy hiệu quả song nhiều em học bằng chữ lại cảm thấy tốt hơn. Khám phá được phương pháp học tập phù hợp với bản thân sẽ là cách tốt nhất để các em học tập đạt kết quả cao”, bà Thảo nói. Bổ sung thêm, ThS. Đỗ Văn Sự (chuyên gia tư vấn tâm lý) chia sẻ, học sinh lớp 9 khi đã xây dựng được mục tiêu nguyện vọng thì nên cố gắng tập trung để đạt được mục tiêu đó. “Mùa thi cũng là mùa của sự chia xa, xa trường lớp, thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên, các em hãy lấy những điều đó làm động lực để cố gắng phấn đấu trong học tập, đừng lấy đó làm nỗi buồn ảnh hưởng đến việc học. Tương lai của các em sau này sẽ được bắt đầu từ chính ngày hôm nay”, ông Sự khuyên.

Không chỉ xây dựng kế hoạch học tập khoa học, các chuyên gia tâm lý cũng lưu ý, mỗi học sinh cuối cấp ngay từ bây giờ cần chuẩn bị sẵn tâm lý “thất bại” để sẵn sàng đón nhận mọi “biến cố” của kỳ thi một cách dễ dàng hơn. Thi cử luôn đi cùng với việc đậu hoặc rớt. Ngoài kiến thức, kết quả của kỳ thi đôi khi còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý. Do vậy, các em hãy chuẩn bị cho mình những tình huống xấu để có lộ trình, lựa chọn cho con đường phía trước. Điều này cũng là cách để các em giảm bớt áp lực trong kỳ thi và trưởng thành hơn. “Trước thời gian sát kỳ thi, các em tuyệt đối đừng cố gắng học. Hãy thả lỏng bản thân một chút nhưng cũng không nên ham vui quá nhiều, đảm bảo sức khỏe tinh thần thật tốt để bước vào kỳ thi”, ông Sự nhấn mạnh.

Ám nh… hc thêm

Trước áp lực của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, nhiều phụ huynh đã lập kế hoạch cho con học thêm các môn thi tuyển sinh. Bên cạnh việc học hai buổi ở trường, nhiều học sinh cho biết phải học thêm đến 9-10 giờ đêm mới về đến nhà, do đó việc học đã trở thành nỗi… ám ảnh đối với các em. “Trong lớp em, bạn nào cũng phải đi học thêm cả 3 môn toán, văn và ngoại ngữ. Mỗi ngày học thêm đến 9 giờ, thậm chí là 10 giờ đêm mới về đến nhà. Khi đó, tắm giặt xong, ăn uống qua loa là chúng em chỉ muốn ngủ, không có thời gian để làm bài tập hay học lại kiến thức. Ngày nào nhiều bài tập thì phải học đến 2 giờ sáng. Thậm chí, vào giờ ra chơi trên lớp chúng em cũng không được vui chơi, bạn thì tranh thủ làm bài, bạn thì tranh thủ… ngủ”, một học sinh lớp 9 Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi (Q.2, TP.HCM) cho biết. Em học sinh này cũng chia sẻ, chính vì thời gian học sít sao như thế nên việc học đối với nhiều bạn trong lớp trở thành áp lực nặng nề. “Chúng em có nên duy trì kế hoạch học tập này đến sát ngày thi không?”, em học sinh này hỏi.

Với câu chuyện trên, ông Trần Thanh Phong (chuyên viên Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng việc phụ huynh cho con học thêm cũng xuất phát từ mong muốn con mình có thể đạt được mục tiêu nguyện vọng đã đăng ký, xuất phát từ tình yêu thương. Tuy nhiên, kết quả học tập chỉ thật sự hiệu quả khi mỗi học sinh có kế hoạch học tập thật khoa học, phù hợp với năng lực chứ không phải phụ thuộc vào việc học thêm quá nhiều. “Giữa việc học trên lớp và học thêm phải có sự cân đối, hài hòa để bổ sung khối lượng kiến thức cho nhau. Giữa những khoảng thời gian học, các em phải có thời gian để giải lao, thư giãn. Phụ huynh nên đồng hành cùng con, lắng nghe suy nghĩ của con để làm sao giúp các em đạt được kết quả cao nhất”, ông Phong khuyên.

Trong khi đó, ThS. Chế Dạ Thảo khẳng định, kế hoạch học tập này cần phải điều chỉnh ngay từ bây giờ. Bởi điều quan trọng không chỉ có kiến thức mà còn là sức khỏe để học sinh có sức bền theo được đến kỳ thi. “Các em phải căn cứ vào điều kiện sức khỏe của mình để xây dựng kế hoạch học tập. Việc học thêm, nếu thật sự thấy cần thiết thì học và chỉ học thêm ở những môn mình yếu. Thời gian sát ngày thi, các em chỉ nên tổng hợp lại kiến thức chứ không nên ôn tập quá nhiều”, bà Thảo lưu ý.

Đối với phụ huynh, bà Thảo cũng nhắn nhủ, phụ huynh không nên đặt kỳ vọng vào bản thân học sinh quá nhiều, như thế vô tình sẽ tạo thêm áp lực cho các em. Phụ huynh cần hiểu sức học của con mình để là người đồng hành, chia sẻ cùng các em. “Việc học thêm nên ở mức vừa phải. Ở giai đoạn nước rút, việc học thêm nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cao mà ngược lại có thể trở thành việc nhồi nhét kiến thức, dẫn đến các em có thể bị áp lực tâm lý”, bà Thảo chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)