Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Quá cảm thông với người khác đôi khi là tự hại mình

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sự cảm thông giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, khi có thể thấu hiểu cảm xúc của người khác và những gì họ phải trải qua.

Tuy nhiên, nếu bạn đồng cảm với cảm xúc của quá nhiều người trong thời gian quá lâu, bạn sẽ trải nghiệm tình trạng "kiệt quệ lòng cảm thông", khi chính bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải để tâm tới cảm xúc của người khác.

Quá cảm thông với người khác đôi khi là tự hại mình - Ảnh 1.

Quá dễ cảm thông cũng khiến bạn gặp nhiều bất lợi – Ảnh: Psychology Spot

Nhiều người coi việc lắng nghe và không phán xét người khác là kim chỉ nam trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc cảm thông quá mức dẫn tới sự kiệt quệ về tinh thần, đồng thời khiến bạn trở thành "thùng nước gạo" để người khác chỉ biết tìm đến than thở. Họ cũng sẽ nhìn nhận đây là điểm yếu của bạn và có thể lợi dụng điều này.

Chúng ta thường được dạy từ khi còn nhỏ rằng không nên phán xét người khác. Tuy nhiên, điều gì cũng có giới hạn, và việc phán xét là điều cần thiết để sinh tồn. Bạn hoàn toàn có thể phán xét người khác trong một chừng mực nhất định, có việc có thể cảm thông, cũng có việc không thể cảm thông.

Không ai hoàn hảo, nhưng bạn cần nhận thức rõ bản tính của mỗi con người, đừng vì cảm thông mà không chú ý đến tính cách của họ. Những người hay cảm thông với người khác cũng sẽ khó lên tiếng hay đối đầu với những điều có khả năng gây tổn hại cho mình, nếu những điều này có thể khiến đối phương không vừa ý.

Đồng thời, việc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các cảm giác hỉ, nộ, ái, ố không phải do bản thân tạo ra có thể ảnh hưởng tới tâm lý của bạn. Điều này khiến bạn dễ trở nên căng thẳng và thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tiêu cực hơn. Do đó, hãy biết cảm thông đúng lúc và định ra các giới hạn để tự bảo vệ bản thân.

HẢI ĐĂNG (Theo Business Insider)/TTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)