Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Quá nhiều đầu sách với học sinh tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh tiu hc hc chương trình mi hin phi “cõng” khong gn 30 đu sách đến trưng. Trong đó, nhiu sách giáo khoa và v bài tp không s dng đến, k c dng c hc tp.


S GD-ĐT TP.HCM s rà soát vic s dng sách giáo khoa, v bài tp và dng c hc tp b tr ti các trưng tiu hc (nh minh ha)

Ngp… vì sách

Năm học 2023-2024, gia đình chị Đỗ Hồng (ngụ TP.Thủ Đức) có hai con nhỏ học lớp 2 và lớp 3. Chuẩn bị năm học mới cho các con, chị Hồng nhẩm tính, riêng các khoản về sách giáo khoa, sách bài tập, dụng cụ học tập, đồng phục đầu năm của hai con đã lên đến gần 7 triệu đồng. “Năm học trước, các bộ dụng cụ học tập như bộ thực hành toán lớp 2 và sách bài tập hầu như con tôi không dùng đến trong suốt năm học. Vậy nhưng, trong năm học mới, giáo viên vẫn yêu cầu học sinh phải có đủ bộ dụng cụ này cùng sách bài tập để mang đến trường. Nhà trường không yêu cầu phụ huynh phải mua sách, tập tại trường song yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị đầy đủ cho học sinh trong năm học mới. Điều này là rất lãng phí”, chị Hồng chia sẻ.

Phụ huynh này cho biết thêm, bộ thực hành toán lớp 2, lớp 3 có giá trên 200 ngàn đồng. Trong khi đó, vở bài tập lớp 2 có giá 139 ngàn đồng; lớp 3 có giá 151 ngàn đồng. Chị Hồng nhẩm đếm, bé lớp 3 nhà chị hiện phải “cõng” 30 đầu sách khi đến trường, còn bé lớp 2 cũng “cõng”… 27 đầu sách.

Tương tự, năm nay có con vào lớp 1, chị Tuyết Nhung (ngụ Q.Bình Thạnh)… choáng với các khoản chuẩn bị cho con vào đầu năm học. Theo đó, ngoài sách giáo khoa, còn có vở bài tập, bộ dụng cụ thực hành toán – tiếng Việt, tin học, tiếng Anh, đồng phục học, đồng phục thể dục, đồng phục bán trú. Trong đó, sách tập đều phải được bao, dán nhãn. Đặc biệt, chỉ riêng môn tiếng Anh đã phải mua đến 4 cuốn. “Tôi không hiểu các bé học gì mà lắm thế, cả sách giáo khoa và vở bài tập lên đến trên 20 cuốn, đó là còn chưa bao gồm sách tiếng Anh, tin học. Với trẻ lớp 1, bằng đấy cuốn sách là quá kinh khủng, nhưng không thể không có vì nếu như mình không mua sách bài tập mà ở lớp các bạn có, con mình lại không có thì không được…”, chị Nhung bày tỏ.

Không đ cnh “có nhưng không dùng đến”

Chị Mỹ Quỳnh (phụ huynh một học sinh tiểu học ở Q.12) cho biết, kết thúc năm học lớp 1 vừa qua, rất nhiều sách giáo khoa, vở bài tập và đồ dùng học tập được phụ huynh sắm từ đầu năm song cả năm con không dùng đến. Đến cuối năm học vẫn còn mới tinh. “Các sách như mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm, tự nhiên xã hội, giáo dục thể chất trong danh mục sách giáo khoa nhưng cả năm học con không dùng đến, vẫn còn mới tinh. Bộ thực hành toán – tiếng Việt lớp 1, phụ huynh được nhà trường yêu cầu chuẩn bị cho con song cũng xếp xó, không dùng đến trong suốt năm học, thực sự rất lãng phí. Thế nhưng, vì trường tiểu học của con chỉ học 1 buổi, nên sáng con mang đồ đi và trưa lại mang đồ về. Trẻ lớp 1 nhưng “cõng” quá nhiều sách, tập đến trường, kể cả những sách không cần thiết khiến con quá… ngộp”, chị Quỳnh bức xúc.

Chị Quỳnh cho rằng để tránh lãng phí cho phụ huynh cũng như bớt áp lực cho trẻ thì sách giáo khoa tiểu học nên được tinh gọn lại, có những bộ môn như hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất… chỉ cần giáo viên có tài liệu là đủ, không bắt buộc học sinh phải mua vì mua cũng không dùng đến. “Trẻ lớp 1 mà gánh hơn 20 đầu sách cả vở bài tập thì là quá sức”, chị Quỳnh bày tỏ.


Hc sinh tiu hc hin nay phi “cõng” quá nhiu đu sách đến trưng (nh minh ha)

Trong hướng dẫn đầu năm học 2023-2024 bậc tiểu học tại TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường không bắt buộc phụ huynh mua sách bài tập, tài liệu bổ trợ học tập. Với riêng tập vở của học sinh, sở yêu cầu các khối thống nhất sử dụng 3 quyển vở ô li: vở toán, vở tiếng Việt, vở bài học. Riêng lớp 1 không bắt buộc phải có vở bài học, khuyến khích học sinh lớp 1 sử dụng vở bài học từ giữa học kỳ II. Thầy Lê Ngọc Điệp (nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) nhìn nhận, về nguyên tắc khi đã có môn học thì phải có sách giáo khoa. Tuy nhiên, với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 số môn học nhiều, việc dạy học trên lớp với thời lượng ít có thể đã hạn chế phần nào việc sử dụng sách giáo khoa, nhất là các môn học như giáo dục thể chất đòi hỏi sự vận động nhiều của học sinh.

Bà Lâm Hồng Lãm Thúy (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, đối với vở bài tập và bộ dụng cụ thực hành môn học ở các lớp học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD-ĐT TP.HCM không yêu cầu các trường tiểu học bắt buộc học sinh phải có. Đầu năm học, hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng lựa chọn, đề xuất danh mục xuất bản phẩm tham khảo trên cơ sở đề xuất của tổ, nhóm chuyên môn. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng lựa chọn, hiệu trưởng ban hành quyết định phê duyệt danh mục xuất bản phẩm tham khảo trong năm học để có kế hoạch mua sắm và sử dụng trong nhà trường. “Các trường cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin tài liệu tham khảo tại trường để phụ huynh biết. Không ép buộc phụ huynh mua tài liệu tham khảo, phụ huynh tự mua theo nhu cầu thực tế”, bà Thúy nói rõ.

Từ thực tế phản ánh của phụ huynh về việc có thực trạng sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ học tập bổ trợ học sinh có chuẩn bị nhưng giáo viên không sử dụng cả năm học, một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, sở sẽ yêu cầu các phòng GD-ĐT rà soát thực trạng sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập và bộ dụng cụ học tập tại các trường tiểu học. Tuyệt đối tránh tình trạng giáo viên yêu cầu tất cả học sinh phải có vở bài tập. Đặc biệt, khi giáo viên đã yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ học tập thì phải sử dụng, phục vụ nhiệm vụ học tập. “Hiệu trưởng các trường tiểu học có trách nhiệm trong việc quản lý giáo viên sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập và các dụng cụ học tập bổ trợ”, vị này nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)