Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Qua những ngôi trường để “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai”

Tạp Chí Giáo Dục

Vic chy theo xu hưng ngành hot, trưng hot, la chn ngành hc theo xu hưng xã hi, theo hào quang ca ngành… là nhng nguyên nhân ca vic chn nhm ngành hc, trưng hc, “tha thy, thiếu th”.


Các chuyên gia tư vn trc tuyến ti Trưng THPT Võ Trưng Ton, Q.12

Những thông tin hữu ích này được các chuyên gia đưa ra trong chương trình hướng nghiệp trực tuyến “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 14 năm học 2021-2022. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của ĐH Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF)…

Tìm hiu tht k v ngành trưc khi la chn

Ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) khẳng định, trong thời kỳ nền kinh tế tri thức, CMCN 4.0, các ngành nghề sử dụng lao động kỹ năng thấp sẽ mất lợi thế cạnh tranh, không tồn tại và được thay thế bằng nhiều ngành nghề mới.

Theo ông Tuấn, thời gian tới có 12 nhóm ngành nghề trong xã hội cần nhu cầu lao động cao, bao gồm: Nhóm ngành về khoa học máy tính, CNTT, kỹ thuật phần mềm, trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin, hệ thống thông tin…; Cơ khí, như cơ điện tử, kỹ thuật ô tô, tự động hóa, điện điện tử, quản lý công nghiệp…; Nhóm ngành kiến trúc; Công trình kỹ thuật xây dựng; Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học; Công nghệ nông lâm; Kinh tế thương mại, quản trị kinh doanh; Tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng; Du lịch; Khoa học xã hội; Sư phạm; Y dược.

Tại TP.HCM, ông Tuấn dự báo sẽ phát triển mạnh ở 8 nhóm ngành trọng điểm theo xu hướng của 8 nhóm ngành nhân lực quốc tế như: CNTT; Kỹ thuật cơ khí; Tự động hóa; Trí tuệ nhân tạo; Quản trị doanh nghiệp; Tài chính ngân hàng; Kinh tế nhân lực; Quản lý. “Các em cần phải xác định được năng lực, thế mạnh của bản thân để phù hợp với nhóm ngành nhất định. Đừng nên chạy theo xu thế ngành hot, trường hot mà chọn ngành không phù hợp với năng lực bản thân”, ông Tuấn khuyên.

Riêng với nhóm ngành CNTT, ông Lê Anh Bảo (Trưởng phòng Tuyển sinh Swinburne Việt Nam) khẳng định, đây là nhóm ngành có vị trí quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay. CNTT sẽ trở thành hạ tầng của tất cả các doanh nghệp, làm sao làm tại nhà mà vẫn đạt hiệu quả.

“Hiện chúng ta cần đến 35.000 nhân lực CNTT chất lượng cao. Tuy nhiên, con số hiện có mới được 20.000, còn thiếu rất nhiều nhân lực ở lĩnh vực này, nhất là nhân lực có trình độ, hiểu biết…”.


Nhiu thông tin hu ích đưc đưa đến hc sinh trong chương trình tư vn

Dù vậy, ông Bảo khuyên, khi chọn CNTT, người học cần xem xét, tìm hiểu kỹ về khung chương trình học, nội dung đào tạo của ngành học đó, xu thế việc làm của ngành để có sự nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn phù hợp.

“Tại Việt Nam, nhiều trường đào tạo CNTT, từ trường công lập, ngoài công lập và trường ĐH nước ngoài tại Việt Nam. Mỗi môi trường đào tạo có một thế mạnh, đặc thù riêng, các em cần tìm hiểu kỹ để chọn được môi trường phù hợp. Bằng cách vào các trang web của các trường để tìm hiểu cũng như xem nhu cầu tuyển dụng trên các trang tuyển dụng, từ nhu cầu đó xem khung chương trình của trường có tiệm cận với nhu cầu việc làm hay không…”, ông Bảo khuyên.

Ngành nào cũng s có… “mt trái”

Các chuyên gia tư vấn nhận định, nguyên nhân của việc chọn sai ngành, sai nghề, của tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay là do đa phần người học chọn ngành học theo quan điểm “ngành hot, trường hot”, chạy theo xu thế ngành nghề trong xã hội mà chưa nhìn thẳng vào năng lực của bản thân.

TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) chỉ rõ, mỗi ngành nghề đều có hào quang và mặt trái, đừng chỉ nhìn vào ánh hào quang của ngành khi chọn lựa.

“Khi quan tâm đến một ngành nghề nào đó, các em phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến ngành như ngành đó đào tạo thế nào, ra trường làm gì, thị trường lao động ra sao…”.

Để chọn được ngành học phù hợp, TS. Mai khuyên người học nên liệt kê ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân, các ngành nghề mình yêu thích. Trong các ngành học đó, tìm hiểu về tố chất của từng ngành, soi rọi vào ưu, nhược của bản thân để lựa chọn. Hãy xác định rõ năng lực của mình đến đâu để theo đuổi đam mê. Đam mê nhưng không có năng lực thì chắc chắn sẽ bị đào thải…

Theo TS. Mai, nhiều ngành nghề như công tác xã hội, tâm lý… có yêu cầu cao về giao tiếp giữa người với người. Do đó, đòi hỏi người theo ngành này phải có khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý con người…

KHONG 80.000 HC SINH S ĐƯC HƯNG NGHIP

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 14 năm học 2021-2022 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kịp thời đưa đến học sinh THPT các thông tin về ngành học, trường học, tìm hiểu sớm được năng lực, tố chất của bản thân để chọn được ngành học, trường học phù hợp.

Tại TP.HCM, chương trình sẽ đi qua 118 trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX, GDTX trên địa bàn thành phố, với khoảng 80.000 học sinh được thụ hưởng chương trình. Chương trình dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 1-2022.

Mỗi số phát sóng, các chuyên gia tư vấn trong chương trình sẽ giúp học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp; Tìm hiểu hệ thống đào tạo từ trung cấp đến ĐH, tìm hiểu về hệ thống đào tạo liên thông, chương trình giáo dục quốc tế…; Dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động, khám phá năng lực bản thân, định hướng nghề nghiệp…

Trong câu chuyện chọn lựa ngành nghề, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, UEF) chia sẻ, không có ngành nào hot, trường nào hot mà chỉ có con người hot trong ngành đó thôi.

“Hiện nay, các ngành đều có yếu tố đào tạo xuyên ngành, học một ngành có thể làm được nhiều nghề. Rất nhiều ngành đào tạo có yếu tố gần, xem tố chất của bản thân để tìm được ngành học phù hợp… Khi lựa chọn ngành học, các em cũng nên cân nhắc, quan tâm đến yếu tố này”.

Bên cạnh tìm hiểu các ngành có yếu tố gần, theo ThS. Nguyên, với cùng một ngành đào tạo, các trường đều có khung chương trình giống nhau. Người học không nên quá quan trọng hóa vào việc học ngành học này ở trường nào mà quan trọng cần phải hiểu được thế mạnh, tố chất của bản thân, điều kiện gia đình, hướng đi sau này… để chọn được môi trường học phù hợp.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)