Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Quán ăn phục vụ tại chỗ: Lượng khách còn… khiêm tốn

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đã m ca đưc khong mt tháng rưi. Hàng quán ăn ung cũng đã đưc phc v khách ti ch; thm chí Q.7 và TP.Th Đc còn đưc thí đim m quán nhu. Tuy lưng khách đến ăn ti quán còn hn chế, ch bng 30-50% so vi trưc đây; song vi c ngưi bán ln ngưi mua đu cm thy cuc sng “d th” hơn nhiu…


Do dch bnh vn còn nên lưng khách đến quán ăn chưa nhiu

Quán m ca, có “đng ra, đng vào”

Đó là tâm trạng chung của nhiều chủ quán sau một thời gian dài phải tạm đóng cửa.

Chị Nguyễn Thị Kim Chi – chủ quán bánh xèo trên đường Hòa Hảo, Q.10 – vô cùng vui mừng vì sau bao ngày phải đóng cửa ngừng bán để phòng chống dịch cuối cùng quán của chị cũng được bán lại.

“Quán của tôi chuyên bán bánh xèo miền Trung, bò nướng lá lốt, bò bít tết theo phần. Một phần dành cho một người có giá 35 ngàn đồng. Dù lượng khách đến quán hiện nay còn hạn chế nhưng tôi rất vui vì thấy nhịp sống của TP đã trở lại”, chị Chi nói.

Cạnh quán của chị Chi là quán trà sữa của anh Trần Thành Nam (35 tuổi). Anh Nam cho biết, mấy ngày đầu mới mở cửa trở lại quán bán “ế”. Tuy nhiên đến nay, quán trà sữa của anh đã bắt nhịp trở lại.

“Mỗi tối có nhiều bạn trẻ đến uống nước, tán gẫu. Đa phần các bạn đi theo nhóm. Mỗi nhóm từ 2-5 bạn ngồi chung với nhau. Lâu lắm rồi tôi mới thấy lại cảnh này. Dù TP vẫn còn dịch nhưng việc cho phép hàng quán mở cửa, người dân được đi ra đường ăn, uống tạo nên tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái hơn so với thời điểm ai ở đâu ở yên đó”, anh Nam bày tỏ.

Các tuyến đường Nguyễn Tri Phương, Sư Vạn Hạnh, Bà Hạt, Cao Thắng, chợ Hồ Thị Kỷ (Q.10); đường Nguyễn Trãi (Q.5)… hàng quán cũng mở cửa trở lại. Tại các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố, nơi tập trung nhiều nhà hàng, quán nhậu, quán cà phê, khu phố ẩm thực như: Cách Mạng Tháng Tám, Lê Hồng Phong, Tú Xương, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Thảo, Kỳ Đồng… chúng tôi cũng bắt gặp tình trạng tương tự.

Theo quan sát, hầu hết các quán được phép hoạt động đều đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, những hàng quán mở cửa đa phần đều có quy mô nhỏ; còn những nhà hàng, quán cà phê lớn vẫn chưa hoạt động lại nhiều vì vướng quy định của UBND TP: chỉ cho hoạt động 50% công suất và chỉ cho phép phục vụ ăn uống, chưa cho sử dụng rượu, bia (trừ Q.7 và TP.Thủ Đức).

Chưa th phc hi đưc lưng khách

Dù hàng quán đã mở nhưng do trải qua đợt dịch bệnh và giãn cách kéo dài nên hầu hết các quán đều “mất” đi một lượng khách khá lớn.

Chị Thái Kim Tuyến – chủ quán lẩu xiên que trên đường Nguyễn Tri Phương, Q.10 – cho biết, trước đây mỗi tối, quán phục vụ rất đông khách. Có hôm quán phải kéo bàn ra vỉa hè mới đủ chỗ ngồi cho khách. Tuy nhiên, hiện nay lượng khách đến ăn tại quán chỉ lai rai, chủ yếu là mối quen.

“Nhiều người cũng e dè khi đến quán ăn hoặc mua đồ ăn từ bên ngoài kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát. Đa số họ chỉ muốn tự nấu ăn ở nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình nên chúng tôi đã mất một lượng khách lớn”, chị Tuyến buồn bã nói.


Phn ln các quán m ca là quán ăn gia đình, quy mô nh

Để có thể “kéo” khách trở lại, quán chị Tuyến đã trang bị một máy kiểm tra thân nhiệt, trang bị cồn, khai báo y tế… giúp khách an tâm hơn khi đến quán.

Quán ăn Sài Gòn 3 (157 Võ Văn Tần, Q.3) cũng trong tình trạng tương tự. Chị Đỗ Lệ Phương – quản lý của quán – cho biết, sau khi hoạt động lại trong trạng thái bình thường mới, quán bị mất khách rất nhiều.

“Hiện quán vẫn có doanh thu nhưng rất ít, không bằng một nửa trước đây. Dù chúng tôi đã thông báo giảm giá, tặng voucher cho khách đặt bàn, bánh tráng miệng… nhưng khách vẫn chưa đông. Chúng tôi rất mong thời gian tới lượng khách vào quán sẽ trở lại bình thường như trước đây”, chị Phương mong mỏi.

Sau dịch, nhu cầu ăn uống của người dân đã có nhiều thay đổi. Nếu trước đây, người dân thường chọn quán ăn để xả stress sau một ngày làm việc mệt mỏi thì bây giờ mọi người thường chọn cách về nhà tự nấu ăn để đảm bảo an toàn. Phần lớn khách đến quán chỉ để gặp bạn bè, đối tác hoặc ăn những món ăn không thể tự nấu nên lượng khách giảm đi nhiều.

Chị Trần Thị Thu Hiền (30 tuổi, thực khách) cho biết: “Tôi làm kinh doanh nên có rất nhiều khách hàng. Thông thường tôi hay chọn quán ăn, tiệm cà phê để trao đổi công việc, tiện thể mời đối tác ăn, uống. Bây giờ tôi vẫn đến quán nhưng chỉ thỉnh thoảng và chọn quán ít khách để đảm bảo an toàn…”.

Giá đ ăn, thc ung… tăng

Dù vắng khách nhưng đa phần giá đồ ăn, thức uống được bán tại chỗ đều tăng so với thời điểm trước dịch. Chị Ngô Thị Xuân Thùy – chủ quán cơm gà xối mỡ trên đường 3-2, Q.11 – cho biết: “Trước khi bùng phát dịch bệnh, một phần cơm gà xối mỡ có giá 30 ngàn đồng, nay tăng lên 35-40 ngàn đồng. Không phải tôi muốn tăng mà do đầu vào cái gì cũng tăng. Giá gia vị, giá gas đều tăng vọt. Nếu vẫn bán giá cũ thì không có lời nên tôi đành phải tăng giá. Biết là khách hàng sẽ giảm nhưng có tăng 5-10 ngàn đồng thì may ra mới được ít đồng lời”, chị Thùy than thở.

Cô Tám – chủ quán phở trên đường Võ Văn Tần, Q.3 – cũng “đau đầu” khi quyết định tăng giá. “Trước đây, tôi bán một tô phở chỉ 35 ngàn đồng là bao no, bao ngon. Bây giờ giá đã lên 40, 45 ngàn đồng. Dịch bệnh khó khăn, cầm tiền ăn tô phở với giá như thế cũng không đành. Dẫu biết vậy sẽ khiến khách hàng dè dặt nhưng chúng tôi cũng hết cách. Không mở quán thì thôi, nếu mở thì phải trả mặt bằng, trả tiền gas, tiền điện, tiền nước… Với lượng khách lai rai như hiện nay thì không tăng giá không được”, cô Tám nói.

Ghi nhận ở nhiều quán bán đồ ăn, chúng tôi nhận thấy, hầu hết đều tăng giá từ 5-10 ngàn đồng so với trước khi TP.HCM thực hiện giãn cách…

Kiu Khánh

Bình luận (0)