Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quản lý ngoại hối trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Bộ Kế hoạch – đầu tư (KH-ĐT) cũng yêu cầu các đơn vị báo cáo hoạt động, triển khai các dự án. Đây là những động thái nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc chuyển vốn ra nước ngoài.
|
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa đưa vào hoạt động siêu thị tại Campuchia
|
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy đến cuối tháng 2, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của VN từ trước đến nay đã đạt trên 10 tỉ USD. Trong khi đó, tỉ lệ vốn chuyển về nước trên số vốn đã chuyển ra nước ngoài giai đoạn 1989-2010 chỉ đạt 2%.
Đầu tư ào ạt
Nếu như cách nay chừng năm năm, hoạt động đầu tư của VN chỉ quanh quẩn ở Lào và Campuchia với những dự án trồng rừng, thủy điện hay khai thác khoáng sản, thì nay dự án đầu tư đã có mặt tại 55 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng vốn đầu tư của 575 dự án là 23,7 tỉ USD, trong đó VN góp trên 10 tỉ USD. Doanh nghiệp VN không chỉ có mặt ở những quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản mà còn vươn xa đến tận Congo, Bờ Biển Ngà hay Cameroon… Chỉ riêng năm 2011, số vốn đầu tư ra nước ngoài đã xấp xỉ 3 tỉ USD với 130 dự án.
Quy mô vốn của dự án đầu tư cũng tăng dần và không thua kém các dự án “khủng” do các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành ở VN.
Tại một hội nghị đánh giá tác động sau ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), TS Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – nói bản thân ông cũng phải giật mình khi đọc thấy những con số lớn về đầu tư ra nước ngoài.
Chỉ nhắm đến dự án hiệu quả
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
|
|
Trong khi đó, nhận xét của Bộ KH- ĐT về hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong 20 năm qua cũng thừa nhận: tỉ suất lợi nhuận thấp và khả năng thu hồi vốn chưa cao. Theo Bộ KH-ĐT, số lợi nhuận chuyển về nước trong 20 năm chỉ 39,05 triệu USD. Lợi nhuận này chủ yếu đến từ hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (Petrovietnam) và chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng số vốn Petrovietnam đã chuyển ra nước ngoài trên 1 tỉ USD. Theo Bộ KH-ĐT, 28 dự án đầu tư của các tập đoàn Than – khoáng sản VN, Công nghiệp cao su VN, Viettel, Tổng công ty Sông Đà đều chưa có lợi nhuận.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Bộ KH-ĐT cho rằng các dự án có xu hướng đầu tư mang tính mua sắm tài sản cố định như nhà đất, tài sản có giá trị khác ở nước ngoài và hoạt động đầu tư vẫn còn manh mún.
TS Võ Trí Thành cho rằng trong giai đoạn đất nước đang gặp khó khăn về ngoại tệ hiện nay, cần chấn chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài. “Những năm trước khi đầu tư nước ngoài vào nhiều, chúng ta có thặng dư vốn nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, bây giờ tình hình đã khác nên phải hết sức cân nhắc. Chỉ quyết định đầu tư với những dự án được tính toán có hiệu quả cao” – ông Thành nhận xét.
Theo một chuyên gia về đầu tư nước ngoài, trong lúc đất nước chắt chiu từng đồng vốn để sản xuất, việc chuyển tiền ra nước ngoài phải được siết chặt hơn. “Với những dự án cần thiết như khai thác dầu khí, khai thác nguyên liệu ở nước ngoài để phục vụ sản xuất trong nước thì có thể khuyến khích, còn những dự án như kinh doanh bất động sản thì không nên”.
Nguồn TTO
Tin liên quan
Chiều 7-1, Sở Công thương TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2024, triển khai chương trình công...
Sáng 7-1, UBND phường 14 quận 5 đã tổ chức Lễ ra mắt “Phố vải - Soái Kình Lâm”. Ông Lê Đăng...
Tai nạn lao động không chỉ để lại vết thương trên cơ thể mà còn khắc sâu nỗi mặc cảm trong tâm...
Ngày 18-12-2024 tại Hội trường Nhà hát Quân đội đã diễn ra lễ trao giải thưởng doanh nghiệp đạt chất lượng quốc...
Bình luận (0)