Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quản lý thị trường bán lẻ thuốc: Cứ kiểm tra là ra sai phạm

Tạp Chí Giáo Dục

Thuc, thc phm chc năng là mt hàng đc bit, nh hưng trc tiếp đến sc khe ngưi tiêu dùng. Tuy nhiên, công tác qun lý, kim tra, giám sát mt hàng dưc vn còn nhiu bt cp. Vn đ này đưc nhiu đi biu đ cp trong bui “Kho sát v công tác qun lý và s dng thuc ti các cơ s khám cha bnh, cơ s kinh doanh dưc” do Ban Văn hóa – Xã hi HĐND TP.HCM t chc…


Ban Văn hóa – Xã hi HĐND TP.HCM và lc lưng chc năng giám sát tại một tiệm thuốc ở quận Tân Phú

Kim tra 261 nhà thuc, phát hin 117 cơ s vi phm

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, hiện trên địa bàn TP có 8.387 cơ sở bán lẻ thuốc, 357 cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Năm 2022 và 2023, Sở Y tế TP phối hợp với các cơ quan chức năng đã kiểm tra 261 cơ sở, qua đó phát hiện 117 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt trên 3,2 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động 4 cơ sở, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 9 cơ sở và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 1 cơ sở.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP, kết quả này còn thấp, dù từ cấp TP đến địa phương có đủ các tổ, cơ quan liên ngành. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, công tác thanh, kiểm tra hiện đang gặp không ít khó khăn.

Đại diện Phòng y tế quận Tân Phú cho biết, khi kiểm tra phải có danh sách các cơ sở bán thuốc. Đây là bất cập lớn bởi các nhà thuốc khi biết được năm nay không bị kiểm tra thì họ sẽ “thích làm gì thì làm”. Mặt khác, theo danh sách gửi về, địa phương sẽ không kiểm tra những cơ sở mà Sở Y tế đã kiểm tra. Vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra sự việc tại những cơ sở mà địa phương đã loại trừ. Nhiều cơ sở sau khi kiểm tra, hồ sơ đã đẹp thì quay lại bán thuốc không rõ nguồn gốc.

Về thực phẩm chức năng, bà Phạm Khánh Phong Lan – Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP – cho rằng, quảng cáo sản phẩm này trên môi trường mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube, TikTok còn sai sự thật; thiếu khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Việc quảng cáo trên mạng xã hội gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc xác định chủ thể để xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, đa phần các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng chỉ là văn phòng đại diện. Một số cơ sở có hợp đồng thuê văn phòng để đăng ký kinh doanh, chỉ đặt biển hiệu, không hoạt động nên công tác kiểm tra càng gặp khó khăn hơn. Về chất lượng, việc sản xuất thực phẩm chức năng công nghệ “xô chậu” khá nhiều, còn tình trạng trà trộn sản phẩm giả, không có số đăng ký…

Bà Lan nhấn mạnh, hành lang pháp luật quản lý thực phẩm chức năng hiện chưa đủ, chưa có một chương riêng trong các luật, đơn cử Luật Dược. Vậy nên cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, quảng cáo, xử lý vi phạm hành chính, trong đó có các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thực phẩm chức năng…

Theo báo cáo của Sở An toàn thực phẩm TP, từ đầu năm 2023 đến hết quý 1-2024, Sở An toàn thực phẩm đã thực hiện rà soát 18.790 sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo trên các trang website và mạng xã hội. Qua đó phát hiện 182 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm. Trong năm 2022, kiểm tra 145 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng; qua đó lập biên bản vi phạm hành chính 5 cơ sở với tổng số tiền phạt 142 triệu đồng, buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn 2.032 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có 4 cơ sở vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Cũng trong năm 2023, lấy 141 mẫu thực phẩm chức năng kiểm tra chất lượng, phát hiện 10 mẫu không đạt.

Nhiu “l hng” trong công tác thanh, kim tra

Thuốc, thực phẩm chức năng là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy nên đòi hỏi sự quan tâm về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP đã phát hiện nhiều “lỗ hổng” trong công tác thanh, kiểm tra.

Ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP – thông tin: “Qua các buổi giám sát cho thấy nhiều cơ sở bán thuốc không có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ; không niêm yết giá, không có đơn giá. Quét mã QR có loại tăng giá rất nhiều. Công tác quản lý giấy phép, chứng chỉ nhà thuốc chưa chặt chẽ. Có nhà thuốc dù 4-5 người bán nhưng chỉ một người có chứng chỉ”, ông Bình chia sẻ.

Bà Trần Thị Phương Hoa – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP, thành viên Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP – bày tỏ lo ngại về thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Đơn cử tại quận 10 có rất nhiều nhà thuốc bán buôn, bán lẻ, nếu lơ là kiểm tra, giám sát thì nhiều loại thuốc xách tay, thuốc giả sẽ trà trộn, khó kiểm soát. Vì vậy, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra…

Bà Nguyễn Thị Nga – Ủy viên chuyên trách Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP – đề xuất Sở Y tế quan tâm hơn nữa nguồn gốc các sản phẩm dược liệu vì hiện nay nhiều sản phẩm có bao bì, mẫu mã Trung Quốc. Việt Nam có nguồn dược liệu tốt nên cần quy hoạch nguồn nguyên liệu sản xuất để người dân yên tâm. Mặt khác, hiện nay việc giám sát đơn thuốc ngoại trú còn khó khăn, rất cần có giải pháp quản lý đồng bộ để tránh trường hợp người dân dùng nhiều dẫn đến kháng thuốc.

Bày tỏ lo ngại còn tình trạng bác sĩ “bắt tay” với nhà thuốc trong kê toa, dẫn đến nhà thuốc thâu tóm, độc quyền và tự quyết định giá một số loại thuốc, ông Tăng Hữu Phong – Tổng Biên tập Báo Sài Gòn giải phóng, thành viên Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP – nhấn mạnh, cần quản lý chặt chẽ giá  thuốc. Bởi người dân là đối tượng chịu ảnh hưởng, thiệt thòi vì khi mua thuốc không ai trả giá.

“Sở Y tế TP kiểm tra 261 cơ sở thì có đến 117 cơ sở vi phạm cho thấy tỷ lệ này quá lớn. Xét trong tổng số hơn 8.000 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn TP thì tỷ lệ vi phạm là quá nhiều cho một mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân”, ông Phong tâm tư.

Ông Phong cũng đề xuất ngành y tế quan tâm thuốc đông y vì đang bị bỏ ngỏ, chưa được tận dụng. Có đến hơn 8.000 cơ sở bán lẻ thuốc tây nhưng chỉ có hơn 350 cơ sở bán lẻ thuốc đông y trong khi nhu cầu dùng thuốc đông y của người dân cũng rất cao.

Phú Cát

Bình luận (0)