Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Quan tâm đưa các nội dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu năm nay, tư tưng H Chí Minh đã đưc đưa vào chương trình ging dy bc đi hc (th hin qua môn Tư tưng H Chí Minh), cùng nhiu sinh hot c chính khóa ln ngoi khóa. Còn chương trình ph thông, các trưng hc đã thc hin vic k chuyn v tm gương đo đc ca Bác H; đng thi, nhiu nơi đã tiến hành xây dng Không gian văn hóa H Chí Minh và nh đó nhiu ni dung v Ch tch H Chí Minh đã đưc lan ta khá rng.


Hc sinh tiu hc thi k chuyn v Bác H (nh minh ha). Ảnh: Phương Trí

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Chẳng hạn, gần như học sinh nào cũng thuộc “Năm điều Bác Hồ dạy” nhưng ít khi các em được “minh họa” bằng các câu chuyện cụ thể về tấm gương của Bác Hồ. Còn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong vài môn thuộc nhóm lý luận Mác – Lênin được dạy trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nhưng số tiết còn ít, lại nặng về lý thuyết. Việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh có nơi còn mang tính hình thức, chưa bền vững và thiếu chiều sâu. Việc lan tỏa các nội dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh có khi còn mang tính rộng rãi, ít chú ý đối tượng là học sinh, sinh viên nên độ “cảm” của các em còn có mức độ… Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đội ngũ giáo viên ở các trường học nói riêng và của cán bộ, đảng viên nói chung cũng chưa thực sự tạo ra sự lôi cuốn, truyền cảm hứng thực sự để thúc đẩy học sinh, sinh viên làm theo.

Vì vậy, cần đưa đạo đức Hồ Chí Minh vào thành một môn học hoặc một phần quan trọng của một (một số) môn học. Có thể dạy song song hai môn gồm Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường sau THPT. Còn ở các trường phổ thông, cần tổ chức thành một số bài về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, như về lòng yêu nước, lòng yêu thương con người, tinh thần tiết kiệm, phong cách làm việc… trong chương trình của môn giáo dục công dân (và các môn học có liên quan). Ngay cả chương trình bậc tiểu học cũng nên có nhiều chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hơn. Chẳng hạn, những chuyện Qua suối, Bác Hồ về thăm quê, Bác Hồ học ngoại ngữ, Viên gạch hồng ở Paris… đều có giá trị giáo dục nhân cách học sinh rất tốt. Ngoài ra, các môn văn học, lịch sử, địa lý… cũng cần lồng ghép nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, cần quan tâm tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại khóa. Cần quan tâm nhiều hơn các hoạt động mang tính hoàn thiện, rèn luyện nhân cách học sinh, sinh viên của các tổ chức trong nhà trường (Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên…), của các hoạt động ngoại khóa (cắm trại, chiến dịch tình nguyện…) thay vì chỉ quan tâm đến tính bề nổi, phong trào của hoạt động. Ngay cả việc kể chuyện dưới cờ đầu tuần nếu gắn được với những câu chuyện đạo đức cũng có tác dụng nâng cao nhận thức, tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên. Đương nhiên, cần kết hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam cho học sinh, sinh viên. Đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung là sự kết tinh của văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại. Do đó, trong mỗi môn học, mỗi tiết giảng, nhất là các môn khoa học xã hội, giáo viên, giảng viên cần có sự kết hợp giới thiệu những tinh hoa của văn hóa dân tộc cùng việc định hướng, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, cần chú ý xây dựng các diễn đàn để trao đổi, tranh luận, giải đáp thắc mắc các vấn đề về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. “Diễn đàn” nên hiểu là bao gồm các “sân chơi” lớn như các forum trên mạng, các fanpage trên mạng xã hội; các câu lạc bộ, đội nhóm; các cuộc đối thoại mà cả trong quan hệ, giảng dạy – học tập giữa giáo viên và học sinh, sinh viên. Cần phát huy dân chủ, cởi mở nhưng đảm bảo định hướng ở các diễn đàn này. Vì vậy, cần có những người “cầm trịch” với kiến thức sâu rộng, bản lĩnh chính trị vững vàng để “cầm càng” được các cuộc trao đổi, tranh luận.

Để bổ trợ cho tần suất và hiệu quả hoạt động giáo dục các nội dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên thì cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt là cho thanh thiếu niên. Bởi các nội dung này không thể chỉ khu biệt trong nhà trường mà cần hình thành một hoạt động mang tính rộng khắp toàn xã hội. Do đó, để học sinh, sinh viên có nhận thức tích cực về việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì cần phải có các hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn nữa về việc này, trong đó cần đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông. Ngoài báo chí, cần chú ý tuyên truyền qua các nền tảng mạng xã hội, vốn hiện nay phát triển mạnh mẽ và đang được gần như tất cả học sinh, sinh viên sử dụng. Cũng vì vậy, thông tin trên mạng xã hội có đủ “thượng vàng hạ cám”, với nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc. Nếu việc tuyên truyền không đủ liều lượng, không đủ thuyết phục thì các thông tin sai trái sẽ lấn át; những bạn đọc là học sinh, sinh viên với sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm sẽ dễ bị ngộ nhận, bị đầu độc. Song song đó, có thể kết hợp tuyên truyền thông qua các tác phẩm văn học – nghệ thuật. Vừa qua, các cuộc vận động sáng tạo tác phẩm văn học – nghệ thuật dù thu hút được nhiều văn nghệ sĩ tham gia nhưng không có nhiều tác phẩm viết cho đối tượng thanh thiếu niên. Do đó, cần có nhiều tác phẩm viết về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dành cho giới trẻ; đặc biệt cần vận động các cây bút trẻ, nhất là học sinh, sinh viên, viết cho giới của mình, để qua đó có thể phản ánh nhận thức, cảm thụ của giới trẻ về đạo đức Hồ Chí Minh cũng như nhu cầu của giới từ việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Việc tuyên truyền phải thuyết phục, thực tế và có khả năng lay động lòng người. Tuyên truyền cho học sinh, sinh viên – những người có kiến thức và có hoài nghi – phải có lý có tình chứ không thể “nói cho có”. Vì vậy, tuyên truyền phải nêu cả mặt tích cực và mặt hạn chế, cả điển hình tiêu biểu lẫn các mô hình thất bại, sai lầm, dĩ nhiên phải có định hướng, lý giải đầy đủ, thuyết phục. Ngoài ra, cần chú ý việc tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, thiết thực và có những đợt cao điểm hợp lý. Việc làm này cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của vấn đề. Phải tránh “đánh trống bỏ dùi”, dễ để giới trẻ cho rằng người lớn cũng làm theo phong trào. Trong những dịp nhất định, cần có những điểm nhấn để tăng tính lan tỏa, tính thuyết phục.

Hiện nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã là việc làm thường xuyên của tất cả các chủ thể trong xã hội thì nhà trường, các tổ chức chính trị – xã hội phải thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh, sinh viên, vì đây là những người đang hoàn thiện nhân cách, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, cần phải có cách thức tuyên truyền, giáo dục một cách phù hợp để công tác này thực sự chất lượng, thực sự hiệu quả, thực sự bền vững!

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)