Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Quan xử kiện bằng thơ”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong Truyện Kiều, ngoại trừ hai quan Kim Trọng và Vương Quan còn có bốn vị quan. Hai quan dấu mặt: “quan 300 lạng”, quan này có dính líu với vụ án oan trái gia đình Thúy Kiều (Thực ra trong vụ ấy, theo nguyên truyện quan chỉ cầm có 100 lạng nhưng đời sau vẫn gọi ông là “quan 300 lạng”). Quan ẩn diện thứ hai là bố Hoạn thư – ông làm quan to trong triều (tể tướng, ông không xuất hiện nhưng nhìn vợ con của ông, nhìn cách quan bà bắt người, đốt nhà người ta, đánh đập người vô tội, đủ biết hạng quan bất lương ấy). Hai quan hiện diện là Hồ Tôn Hiến (phần sau sẽ rõ) và “quan xử kiện bằng thơ” trong vụ Thúc ông kiện con.
Nội dung vụ kiện là chuyện con ông không nghe lời cha, là chuyện bắt gái đĩ trở về lầu xanh. Nhưng sự tình không theo yêu cầu của nguyên đơn. Thúy Kiều biết làm thơ, thế là quan thử tài làm thơ của Thúy Kiều(kể ra ông quan này cũng “nghệ sĩ” thật, xử chuyện này lại làm chuyện khác).
Sau khi Thúy Kiềutrình quan bài thơ về cái gông, quan xem và phán hai vấn đề. Một là đánh giá tài thơ củaThúy Kiều: Khen rằng: Giá đáng Thịnh Đường/ Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân. Cao hứng, quan lại bình về mối tình Thúc – Kiều: Thực là tài tử giai nhân/ Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn… Nguyễn Du đã hé cánh cửa quá đà của quan phủ.
Lời phán thứ hai của quan là: Xử lý một cách tích cực mối tình của Kiều – Thúc. Trước hết quan khuyên Thúc ông: Thôi đừng rước dữ cưu hờn/ Làm chi lỡ nhịp cho đờn ngang cung/ Đã đưa đến trước cửa công/ Ngoài thì là lí, song song là tình. Quan kết luận: Dâu con trong đạo gia đình/ thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong.
Đọc mấy câu quan vừa phán, người đọc bỗng thương vị quan mặt sắt đen xì này. Quan tốt bụng, dễ dãi thương dân. Nhà thơ Tản Đà bình chí lí và hài hước: Nếu trên việc chính trị của thế giới đều được như thế cả, dẫu quân chủ không hại gì!
Sau những lời khuyên ấy là việc làm của quan. Quan truyền ngay việc sắm sửa lễ cưới. Rồi kiệu hoa cất gió, đuốc hồng ruổi sao (đám cưới được tiến hành nhanh chóng). Rồi kèn trống vui vẻ, trai gái sánh đôi nhà thơ Tản Đà không đồng tình với việc tổ chức đám cưới. Tản Đà viết: “Như Quan phủ có lòng thương thời tha cho đã là tốt, không lẽ lại vì những kẻ bị kiện mà làm lễ cưới hộ cho. Huống (tức huống chi – LXL chú) “Phủ đường” đó, một ông quan “mặt sắt”, đâu có “kíp truyền” nhảm như thế? Mà theo lễ cũng không truyền cho nha thuộc “sắm lễ” như thế được. Cho nên theo ngụ ý riêng nghĩ, bốn câu này chỉ nên cắt bỏ (1465-1468 – LXL chú) chữ “xong” ở cuối câu hết lời quan phủ, đổi là chữ xuôi, cho tiếp vần chữ “tài”; chữ “lời” dưới đây như thế có lẽ là xong xuôi hơn”.
Cụ thể như sau: Dâu con trong đạo gia đình/ Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong (chữa lại là xuôi)/ Kíp truyền sắm sửa lễ công/ Kiệu hoa cất gió đuốc hồng ruổi sao/ Bày hàng cổ xúy xôn xao/ Song song đưa tới trường đào sánh đôi/ Thương vì hạnh trọng vì tài…
Ý kiến nhà thơ Tản Đà có thật chính xác không? Cái thâm ý trong văn chương của đại thi hào Nguyễn Du ở chỗ nào, xin bài sau tiếp.
Lê Xuân lít

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)