Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Quảng bá du lịch TP.HCM qua chiếc áo dài

Tạp Chí Giáo Dục

Áo dài là truyn thng, văn hóa ca ngưi Vit. Đ du lch phát trin, chúng ta phi lan ta giá tr văn hóa đến rng rãi du khách trong và ngoài nưc. L hi áo dài s thc hin đưc điu đó. Chúng tôi không ch coi l hi này là sn phm du lch đc trưng ca TP.HCM mà còn hưng ti “thành ph áo dài” trong tương lai.


Đông đo lãnh đo, ngh sĩ, ngưi dân mc áo dài diu hành xe buýt đưng sông Sài Gòn

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Hoa (Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) về Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 9 năm 2023 sẽ diễn ra vào tháng 3 này.

ng đến “thành ph áo dài”

Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 9 năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 3-3 với nhiều hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn đem đến cho người dân Việt Nam cùng du khách quốc tế những cung bậc cảm xúc đáng nhớ và những trải nghiệm độc đáo.

Áo dài của người Việt là thương hiệu độc đáo góp phần quan trọng cho các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Không chỉ riêng cho du lịch mà bất cứ một sự kiện, hoạt động quảng bá của lĩnh vực nào, từ hình ảnh mỗi người dân Việt Nam cho đến các đơn vị, tổ chức khi mang theo thương hiệu áo dài, khoác lên người bộ trang phục truyền thống này đều toát lên được phần hồn của dân tộc Việt Nam. 

Tại TP.HCM, cứ mỗi dịp tháng 3 Lễ hội Áo dài lại diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa. Đây được xem là một trong những sản phẩm cốt lõi của dòng sản phẩm du lịch văn hóa đã được xác định trong quá trình nghiên cứu, xây dựng “Chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2030”. “Qua các mùa tổ chức, Lễ hội Áo dài TP.HCM luôn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ các nhà thiết kế, đại sứ, đông đảo người dân và du khách hưởng ứng. Họ không chỉ được thỏa sức thể hiện tình yêu của mình đối với chiếc áo dài mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và quảng bá điểm đến của TP.HCM đối với du khách trong nước và quốc tế. Hơn hết, lễ hội này còn mang lại sinh kế cho người dân, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội. Lễ hội Áo dài chính là sản phẩm du lịch đặc trưng của ngành du lịch TP.HCM. Trong tương lai, chúng tôi muốn lễ hội này phát triển và lan tỏa hơn nữa để hướng đến “thành phố áo dài”. Khi đó, nhắc đến “thành phố áo dài” du khách sẽ nghĩ ngay đến TP.HCM”, bà Ánh Hoa kỳ vọng.


Nhng chiếc áo dài đưc sáng to đc đáo góp phn qung bá du lch TP.HCM

Là một trong những đại sứ của Lễ hội Áo dài năm nay, TS. Lý Thị Mai (chuyên gia tâm lý) cho rằng, áo dài hiện không còn giới hạn cho một ai đó mà từ đứa trẻ, thanh niên và cả người lớn tuổi dù nam hay nữ cũng có thể mặc để tôn lên vẻ đẹp của mình. Và dù cuộc sống có nhiều lo toan, căng thẳng nhưng khi khoác lên người chiếc áo dài chúng ta sẽ cảm thấy mình trở thành một con người hoàn toàn khác, tự tin hơn và được sống với chính mình. “Từ Lễ hội Áo dài, chúng ta cũng có thể kết hợp với những nơi sản xuất nguyên liệu tạo nên áo dài như: Nơi bán vải, đá, kim cương… để du khách có cái nhìn áo dài Việt Nam được toàn diện hơn. Họ không chỉ được thấy sản phẩm đẹp mà còn được tận mắt thấy được quá trình tạo nên chiếc áo dài. Qua đó, chúng ta giới thiệu điểm đến của thành phố với du khách”, TS. Mai góp ý.

Gn áo dài vi du lch

Với mục tiêu gắn áo dài với du lịch nên cách thiết kế và chủ đề trên từng chiếc áo dài giờ đây cũng được thay đổi nhiều. Mỗi nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo theo cách riêng nhưng họ vẫn chuộng hình ảnh chim công, phượng, hoa, lá… đặc biệt là biểu tượng của thành phố để lan tỏa thông điệp về TP.HCM – địa điểm du lịch hấp dẫn, hiện đại.

Nhà thiết kế Việt Hùng cho biết, tham gia Lễ hội Áo dài năm nay anh giới thiệu 2 bộ sưu tập với chủ đề “Thành phố đi lên – Đất lành chim đậu” và “Vũ khúc chim công” với hơn 100 văn nghệ sĩ trình diễn.


B
 sưu tp áo dài th hin nhng công trình tiêu biu ca TP.HCM đưc trình din trong L hi Áo dài 2023
Vi mc tiêu gn áo dài vi du lch nên cách thiết kế và ch đ trên tng chiếc áo dài gi đây cũng đưc thay đi nhiu. Mi nhà thiết kế tha sc sáng to theo cách riêng nhưng h vn chung hình nh chim công, phưng, hoa, lá… đc bit là biu tưng ca thành ph đ lan ta thông đip v TP.HCM – đa đim du lch hp dn, hin đi.

Trong khi đó, nhà thiết kế Sĩ Hoàng sẽ giới thiệu bộ sưu tập “Hương thầm” phát triển từ áo dài ngũ thân. Nhà thiết kế Vũ Huy giới thiệu bộ sưu tập “Hoa đồng cỏ nội” thể hiện hình ảnh các loài hoa với màu sắc rực rỡ. Nhà thiết kế Trisha Võ sẽ giới thiệu bộ sưu tập áo dài thể hiện những công trình tiêu biểu của TP.HCM. Nhà thiết kế Dạ Thảo sử dụng hình ảnh chim phượng hoàng kết hợp mây, sông nước… để thể hiện lên áo dài. 

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm chia sẻ: “Là nghệ sĩ có rất nhiều trang phục nhưng tôi vẫn dành tình yêu cho chiếc áo dài. Khi mặc áo dài lên sân khấu tôi tự hào vì vừa có thể quảng bá nghệ thuật truyền thống của dân tộc vừa có thể tôn vinh vẻ đẹp của người Việt Nam”.

Để lan tỏa áo dài xa hơn nữa, bà Nguyễn Trần Phượng Trân (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM) cho biết: “Chúng tôi sẽ vận động phụ nữ các cấp đồng hành cùng Lễ hội Áo dài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: Cuộc thi ảnh đẹp áo dài online; tổ chức gian hàng trưng bày áo dài, vận động những nơi may áo dài giảm giá, phát động cho nhân viên ngân hàng mặc áo dài đi làm… Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM lan tỏa tình yêu áo dài đến với học sinh trên địa bàn”.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)