Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Quảng cáo kẹp nâng mũi chỉ là bịp bợm

Tạp Chí Giáo Dục

Gõ trên google cụm từ “kẹp nâng mũi” hiện lên tới 1.260.000 kết quả, trong đó chủ yếu là các trang mạng rao bán kẹp nâng mũi với mức giá bèo, thậm chí chỉ có 20.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, thông tin chúng tôi nhận được từ các chuyên gia thì kẹp nâng mũi không có tác dụng như lời quảng cáo và kỳ vọng của người dung.

Nâng mũi bằng kẹp không đẹp mà xấu
Truy cập các trang web bán hàng online hay các trang rao vặt, các chị em sẽ choáng ngợp với các topic rao vặt, chào bán kẹp nâng mũi chỉ khoảng 20.000 – 80.000 đồng. Trong khi đó, công dụng từ những lời siêu quảng cáo cũng khiến không ít chị em sở hữu mũi thấp lập tức rút ví, chi tiền: "không cần phẫu thuật mũi vẫn cao", “Chỉ cần bỏ ra 20.000 đồng, kiên trì kẹp mũi mỗi tối, sẽ sở hữu chiếc mũi như ý”; “Mỗi ngày chỉ cần kẹp đến 10 -15 phút mũi sẽ cao hơn”…
Theo quan sát, dụng cụ nâng mũi có hình dáng giống chiếc kẹp quần áo, tuy nhiên, điểm khác biệt kẹp nâng mũi tại nhà có thêm phần silicon hoặc nhựa dẻo được bọc hai bên phần tiếp xúc với cánh mũi. Phần hướng dẫn sử dụng được viết bằng tiếng Trung Quốc, sau khi mua về, người tiêu dùng có thể nhờ chủ cửa hàng hướng dẫn cách sử dụng hoặc nhìn hình minh họa in trên bìa để làm theo.
Nhiều phụ nữ háo hức đặt hy vọng vào chiếc kẹp mũi để rồi thất vọng 
Thực tế, có khá nhiều khách hàng đã tin và sử dụng các loại kẹp nâng mũi được quảng cáo trên các trang mạng. Tuy nhiên, thông tin chúng tôi nhận được từ những khách hang này thì chưa có ai hài lòng về phương thức làm đẹp mũi kiểu này.
Chị Hà Thị Hyền Minh, phố Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Các nét trên khuôn mặt của tôi khá ổn, chỉ duy có cái mũi là không như ý vì nó quá tẹt. Một lần lên mạng tình cở biết được thông tin kẹp nâng mũi có thể cải tạo sống mũi. Tôi đã mua một chiếc với giá 80.000 đồng. Sau 1 tuần kẹp, đẹp đâu chẳng thấy, thấy da hai bên cánh mũi cứ sần sùi thô ráp khó chịu. Cánh mũi ngay sau khi tháo kẹp có nhỏ hơn nhưng chỉ nhỏ ngay lúc đó thôi. Chỗ tiếp xúc với chiếc kẹp để lại những vết hằn trên mũi, khiến cho cánh mũi bị thâm, sần”.
Chị Hà Thị Vân Anh, sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Thương mại Hà Nội cũng chia sẻ: “Tôi cũng mua kẹp nâng mũi kẹp được 5 ngày thì không chịu được vì kẹp khiến mũi quá đau, mũi lúc nào cũng trong trạng tấy đỏ như bị véo. Mỗi lần bỏ kẹp ra, phải mất khoảng gần 2h để mũi trở lại trạng thái bình thường, nhưng da 2 bên cánh mũi thì thô ráp và nổi mẩn rất khó chịu nên từ bỏ ý định làm đẹp mũi bằng cách này rồi”.
Mũi cao hay thấp là do di truyền
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ , những dụng cụ làm đẹp đang bán tràn lan trên thị trường không có khả năng làm đẹp “thần kỳ” như lời quảng cáo. Mũi cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, cấu tạo của xương và sụn mũi. Tuy nhiên, các loại kem nâng mũi thực chất chỉ là dung dịch lỏng có chứa silicon nhựa dẻo bọc 2 bên để tránh sưng, khi kẹp vào mũi chỉ có tác động bên ngoài nên không thể làm cho mũi cao lên được.
Tiến Sĩ Nguyễn Huy Thọ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Hà Nội cũng cho rằng, dụng cụ kẹp nâng mũi chỉ có tác động trực tiếp đến phần mềm chứ không thể tác động đến phần xương bên trong. Vì vậy, những người sử dụng phương thức làm đẹp này không thể có chiếc mũi hoàn hảo như lời quảng cáo.
Cũng theo TS Thọ, thay đổi hình dạng của mũi buộc phải tác động trực tiếp lên xương và sụn của mũi. Nghĩa là phải tác động bằng dao kéo để thay đổi cấu trúc xương mới thay đổi được dáng mũi, những hình thức nâng mũi bằng kem, bằng kẹp mũi nói sẽ cải thiện được dáng mũi như ý là nói bịp.
Mai Hạnh
GiadinhNet


 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)