Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quảng Nam: Gỡ nút thắt bài toán thiếu giáo viên vùng khó

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi kế hoch trình đ án ti k hp HĐND tnh sp ti xem xét nhm ban hành ngh quyết v chính sách h tr đi vi viên chc giáo viên công tác ti các huyn min núi cao, tnh Qung Nam d kiến s h tr t 50-100 triu đng và sinh hot phí hàng tháng đ thu hút giáo viên lên vùng cao dy hc. Kế hoch này k vng s giúp các đa bàn min núi khó khăn gii đưc bài toán thiếu giáo viên, không tìm ra ngun tuyn…

Một tiết học ở miền núi tỉnh Quảng Nam

Ni bun tuyn dng giáo viên vùng khó

Không phải đến bây giờ, câu chuyện khó tuyển giáo viên ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong tiến trình các xã, thôn ở miền núi lên nông thôn mới kéo theo mức lương cán bộ, viên chức giảm khi không còn phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn. Giáo viên tìm nơi công tác khác để đảm bảo mức thu nhập và thuận lợi trong việc đi lại là điều khó tránh khỏi. Đơn cử như xã Trà Mai (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) có 4 thôn. Trong đó, ngoài thôn Tư đang thuộc diện đặc biệt khó khăn, 3 thôn còn lại đã lên nông thôn mới. Điều này kéo theo các cán bộ viên chức, trong đó có giáo viên không còn nhận lương theo Nghị định 116 của Chính phủ, hưởng phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn nữa. Thay vào đó, lương của cán bộ viên chức ở đây bị giảm xuống mức gần bằng viên chức công tác ở đồng bằng. Bình quân, một giáo viên có thâm niên dạy học 10 năm ở vùng đặc biệt khó khăn được nhận khoảng 14 triệu đồng/tháng, khi xã, thôn lên nông thôn mới thì mức lương này chỉ còn khoảng 8 triệu đồng/tháng.

Khi công tác ở miền núi nhưng không còn được hưởng phụ cấp vùng khó, câu chuyện khó tuyển giáo viên càng trở nên khó hơn. Một số giáo viên xin chuyển về công tác tại các xã khác có phụ cấp đặc biệt khó khăn để duy trì mức thu nhập đảm bảo nuôi sống gia đình, cho con cái ăn học. Một số khác sẽ dự thi biên chế ở vùng đồng bằng để chuyển công tác về vùng thuận lợi. Từ năm 2019 đến nay, Quảng Nam có khoảng 530 giáo viên chuyển công tác ra khỏi các huyện miền núi. Ngoài ra, có gần 100 giáo viên biên chế đang dạy học tại các trường thuộc địa bàn vùng núi xin thôi việc.

Một trong những nguyên nhân khác là do giáo viên không phải người địa phương. Khi lên miền núi công tác, sau một thời gian họ gặp nhiều khó khăn khi gia đình, con cái ở đồng bằng. Tình trạng một cảnh, hai quê khiến họ không an tâm nên tìm cách chuyển công tác hoặc chấp nhận thôi việc. “Khi không còn phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên về đồng bằng lại có thể làm thêm việc khác hoặc dạy thêm thì vẫn có mức thu nhập cao, trong khi đó họ có điều kiện ở gần gia đình, chăm sóc con cái”, một vị quản lý trong ngành giáo dục phân tích”.

Gii bài toán thiếu giáo viên min núi

Dự thảo nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với viên chức giáo viên công tác tại các huyện miền núi cao giai đoạn 2025-2026 của tỉnh Quảng Nam được xem là giải pháp để giải bài toán bổ sung đủ nguồn giáo viên gieo chữ ở vùng cao. Theo đó, sẽ hỗ trợ lần đầu cho giáo viên đến dạy học ở các xã khu vực III hoặc thôn đặc biệt khó khăn là 100 triệu đồng/người. Đối với các xã khu vực II là 75 triệu đồng/người. Các xã khu vực I là 50 triệu đồng/người. Các huyện miền núi cao thực hiện chính sách theo dự thảo nghị quyết gồm có: Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang và Phước Sơn.

Ngoài hỗ trợ một lần, dự kiến các giáo viên theo diện thu hút trong giai đoạn năm 2025-2026 sẽ được hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng đối với viên chức công tác tại các xã khu vực III hoặc thôn đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ mức 1,5 triệu đồng/người/tháng đối với viên chức công tác tại các xã khu vực II và 1,2 triệu đồng với các xã khu vực I.

Năm 2024, ngành giáo dc Qung Nam thiếu 422 ch tiêu so vi đnh mc ca Quyết đnh 2428 ca UBND tnh; theo quy đnh ca B GD-ĐT thì thiếu 1.173 ch tiêu biên chế. Đ lp “khong trng” thiếu giáo viên, nht là các huyn min núi, Qung Nam đã ch đo, phân cp v cho các đa phương trin khai công tác tuyn dng viên chc s nghip giáo dc qua tng năm, trong trưng hp thiếu giáo viên biên chế thì tiếp tc hp đng giáo viên trong sng ngưi làm vic đưc giao đ đm bo vic dy hc theo đúng chương trình quy đnh.

Thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn (huyện Nam Trà My) cho biết, hiện nhà trường đang hợp đồng 11 giáo viên để đảm bảo công tác dạy học theo chương trình. Nếu dự thảo được thông qua, chắc sẽ góp phần thu hút được giáo viên.

Còn theo thầy Võ Đăng Chín, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Trà Nam cho biết, ngoài ưu đãi lương bổng và phúc lợi như tăng lương, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, nhà ở, và phụ cấp vùng sâu, vùng xa cho giáo viên, về lâu dài, cần có chính sách tuyển dụng địa phương. Trong đó, ưu tiên đào tạo và tuyển dụng con em người địa phương làm giáo viên, vì họ hiểu rõ văn hóa, phong tục và gắn bó với quê hương. Cần tạo nguồn giáo viên tại chỗ bằng cách tạo điều kiện cho học sinh miền núi học ngành sư phạm bằng chính sách đặt hàng, đào tạo có địa chỉ với những hỗ trợ kèm theo như miễn học phí, cấp học bổng. Sau khi tốt nghiệp, họ quay về phục vụ địa phương.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)