Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Quay về tuổi thơ với “Sài Gòn ve chai”

Tạp Chí Giáo Dục

Hot đng chính thc t năm 2009 ti nay, c th by, ch nht hàng tun thì phiên ch đ c vi tên gi vô cùng thân quen “Sài Gòn ve chai” nm sâu trong con hm thuc đưng Nơ Trang Long (Q.Bình Thnh, TP.HCM) li tp np k mua ngưi bán. Đến đây, các thế h 7X, 8X như đưc quay ngưc thi gian tr v quá kh vi nhng đ vt gn lin vi tui thơ.

Khách hàng đang tìm kiếm món đ c mà mình thích

Ngưc thi gian tr v quá kh

Nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại khiến người ta sống vội, sống nhanh, đôi khi lãng quên đi những ký ức tuyệt vời. Đó là những lúc đốt đèn dầu để học bài, dùng chiếc bàn ủi con gà, được bà cho những đồng tiền bạc cắt nhiều mệnh giá khác nhau hay được cha tặng chiếc xe đạp (thời đó) khi đạt thành tích cao trong học tập… Tất cả đã qua, cứ ngỡ sẽ không còn cơ hội được nhìn thấy nữa, vậy mà ở mảnh đất Sài Gòn lắm phồn hoa, đô hội, vẫn còn nơi lưu giữ “ký ức” của con người.

Với không gian xanh mát, nhiều cây cối, hàng trăm gian hàng đồ cổ được thiết kế như những dãy phố, tái hiện lại hình ảnh của một Sài Gòn xưa, một phố cổ Hội An hay một Hà Nội cổ kính. Trong không gian ấy, tấp nập kẻ mua người bán với nhiều mặt hàng từ đồ cổ đến đồ cũ, từ những sản phẩm được giới thiệu trên trăm năm tuổi đến những đồ dùng còn sót lại từ thời bao cấp, thời Pháp, thời Mỹ… được hơn 200 tiểu thương mang đến từ khắp các nơi trong nước lẫn nước ngoài. Những bát sành sứ, bát nhôm, thìa cho đến cặp lồng, ca đựng nước, lọ hoa, đèn dầu, rồi cả đồng hồ đeo tay, điện thoại để bàn, bàn ủi, mâm đồng, mắt kính, các loại tiền mệnh giá cũ của Việt Nam và các nước, sách, báo, những tờ lịch ngả màu thời gian… Những đồ dùng này có giá rất đắt, từ hàng trăm ngàn đồng cho đến hàng ngàn USD như: Một chiếc đồng hồ đeo tay Citizen có giá 100.000 đồng/chiếc, Omega mạ vàng 300-400 USD/chiếc, chiếc tẩu hút thuốc có giá 500.000 đồng/cái…

Tham quan hết gian hàng này đến gian hàng nọ, anh Vũ (29 tuổi, quê Đồng Nai) bộc bạch: “Tôi thích sưu tầm bật lửa, hiện mới được 4 cái nên cuối tuần thường đi tìm kiếm để mua về. Tất cả đồ cổ được trưng bày ở đây đều mang đậm chất văn hóa của người Việt Nam, có những vật từ thế kỷ 13, 14… rất có giá trị. Không chỉ vậy, khi đến với không gian này tôi có cảm giác như được quay về thời quá khứ. Đối với tôi, ngoài bật lửa ra, cái đèn dầu đã trưởng thành cùng tôi, cùng tôi học bài vào đêm khuya, cùng tôi đi soi cóc, nhái với lũ bạn… Đó cũng là lí do khiến tôi thường lui tới đây để ngắm nhìn”.

Là một người từng làm bên lĩnh vực giáo dục, chú Nhật Triết (62 tuổi) cảm nhận: “Mọi vật đều có dấu ấn lịch sử, khi chúng ta tìm được dấu ấn của nó thì có thể quay ngược thời gian để nhớ về những kỷ niệm đẹp, những thứ từng gắn bó trong suốt những tháng năm thơ ấu”.

Nơi gp g, giao lưu cui tun

Là mt ngưi tng làm bên lĩnh vc giáo dc, chú Nht Triết (62 tui) cm nhn: “Mi vt đu có dn lch s, khi chúng ta tìm đưc dn ca nó thì có th quay ngưc thi gian đ nh v nhng k nim đp, nhng th tng gn bó trong sut nhng tháng năm thơ u”.

Trước đây, phiên chợ chỉ mở từ 6 đến 14 giờ ngày chủ nhật. Tuy nhiên do nhu cầu của người bán và người mua, chợ mở luôn vào ngày thứ bảy. Khách đến chợ thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, nhưng điều dễ nhận thấy là cả người bán và người đến chợ tham quan, tìm hiểu, mua bán phần đông là nam giới. Họ tò mò hỏi giá từng món đồ rồi lại trầm ngâm ngắm nghía nhưng không hề có sự to tiếng, cãi vã. Trái lại, người bán luôn trả lời tận tình, giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ, thời gian, chất lượng từng thứ một, người mua hỏi giá rồi lại đi nhưng người bán cũng không hề phật lòng, khó chịu. Chú Tùng năm nay 70 tuổi (tiểu thương) biết chơi đồ cổ từ khi 15 tuổi, dòng sản phẩm mà chú theo đuổi là sách xưa với những cuốn được xuất bản từ thế kỷ 19, 20. Chú cũng chính là người đến “Sài Gòn ve chai” từ khi mới thành lập. “Chúng tôi đến đây chủ yếu là giao lưu, gặp gỡ và khoe nhau những báu vật mà mình có chứ không nhất thiết phải bán được hàng. Có những tiểu thương trưng bày chơi vậy chứ khách trả bao nhiêu cũng không bán” – chú Tùng tiết lộ.

Trong các mặt hàng đồ cổ thì xe thời đó cũng khiến nhiều người “để mắt” tới với những phiên bản vô cùng cổ điển của những dòng xe từ thập niên 50 đến năm 1985 như: Vespa, Honda  67, Lambretta, Solex, Sachs, Super Cub, Mobylette… Ngắm nghía từng chiếc một, anh Quốc Linh (ngụ quận 7) tặc lưỡi: “Quả là hàng hiếm. Bây giờ có tiền mua cũng không được. Trong số đó có những chiếc từng là phương tiện của cha mẹ tôi”.

Ngoài việc giao lưu trao đổi mua bán đồ cổ, phiên chợ này còn là nơi lý tưởng để mọi người giải trí, trò chuyện, tán gẫu sau những ngày làm việc mệt nhọc. “Xen lẫn trong hoạt động mua bán là chương trình giao lưu văn nghệ với những ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng, du dương để hoài niệm về một thời đã qua và chỉ còn trong ký ức” – anh Tiêu Văn Hoa (tiểu thương) cảm thấy hài lòng.

Bài, nh: H Trinh

 

Bình luận (0)