Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quy chế quản lý du học sinh: Không cần thiết và không thực thi!

Tạp Chí Giáo Dục

LTS: Dự thảo quy chế về quản lý du học sinh của Bộ GD-ĐT đưa ra thời gian gần đây được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối tượng có liên quan trong dự thảo – Du học sinh. Nhân đây, Giáo dục online cũng xin đăng tải vài ý kiến thông qua bài phân tích của Tiến sĩ Trương Quang Được-Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc Gia TP.HCM) về những vấn đề được đưa ra trong dự thảo này.

Tiến sĩ Trương Quang Được

Tôi nghĩ vấn đề của Bộ GD-ĐT hiện nay muốn quản lý tình hình du học sinh Việt Nam nên mới ra đời Quy chếquản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài. Tuy vậy, ngay từ đầu về phạm vi đối tượng áp dụng đã không phù hợp. Có hai đối tượng là du học sinh theo diện ngân sách Nhà nước và du học sinh tự do tự bỏ tiền ra đi học. Hai đối tượng này rạch ròi, không thể ghép chung lại thành một được. Đối tượng du học sinh tự do tự bỏ tiền ra đi học họ vẫn thực thi theo quyền tự do học tập, tự do đi lại theo quy định pháp luật của Việt Nam, và khi ra nước ngoài học tuân thủ theo pháp luật nước ngoài quy định. Vậy việc đề ra những ràng buộc cho đối tượng du học sinh tự do là không phù hợp.
 Còn đối tượng đi học theo ngân sách thì Bộ GD-ĐT cử đi học, khi Bộ muốn được quyền biết kết quả học tập của du học sinh thì phải có thoả thuận trước với trường nước ngoài nơi du học sinh đến học. Chứ nếu không có thỏa thuận thì chắc chắn rằng không thể biết được kết quả này, nên nếu có những ràng buộc du học sinh phải báo cáo kết quả học tập thì chắc chắn không khả thi.
Tại điều 2, khoản (mục) 6, quy định: Trên cơ sở đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức hoặc cử cán bộ chuyên trách làm công tác lưu học sinh, thành lập các tổ chức đại diện cho lưu học sinh theo đơn vị cơ sở, thành phố hoặc vùng”. Tôi nghĩ vấn đề này không cần thiết, vì hiện nay việc quản lý du học sinh là có Bộ GD-ĐT và Bộ Ngoại giao, vì vậy quy định thêm các tổ chức khác nữa để làm gì?
Khoản 11 quy định: “Định kỳ 6 tháng báo cáo về công tác lưu học sinh tại địa bàn cho Bộ Giáo GD-ĐT, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan”. Vấn đề là ai báo cáo, ai thực hiện việc này? Có cần thiết như vậy không?
Tại điều 4, khoản 2, quy định về quyền của lưu học sinh:“Tham gia các hoạt động khoa học, thi học sinh giỏi do cơ sở đào tạo của nước sở tại tổ chức ở các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ”. Khoản 3, quy định: “du học sinh được quyền học chuyển tiếp lên trình độ cao hơn theo diện cấp học bổng sau khi tốt nghiệp khóa học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Rồi Khoản 5 quy định “Được khảo sát, thực tập, thu thập tài liệu, lấy mẫu vật làm thí nghiệm ở trong nước”. Hiện nay du học sinh ở nước ngoài nếu học giỏi thì được các trường, các tổ chức mời tham gia họat động khoa học. Còn nếu du học sinh học không giỏi thì chẳng ai muốn mời học làm gì cả. Vì vậy có cần thiết quy định như thế này không?
Mặt khác, hiện nay nếu du học sinh học giỏi cần thiết chuyển đổi ngành học thì viết thư về địa phương xin học thêm ngành mình thích, chỉ cần địa phương nơi cử đi đồng ý là được. Bây giờ quy định phải xin ý kiến của Bộ thì không phù hợp và càng không cần thiết. Chẳng hạn ĐH Quốc gia TP.HCM cử ai đó đi học thì ĐH này biết rõ và họ có ý kiến, chứ đâu cần phải xin ý kiến của Bộ.
Tại Điều 5, khoản 6: “Lưu học sinh được cấp học bổng nếu kéo dài thời gian học tập, thay đổi địa điểm học tập, ngành học, cấp học và trình độ đào tạo phải có hồ sơ xin phép và được Bộ GD-ĐT cho phép”. Rồi Khoản 9 quy định “Lưu học sinh vi phạm Quy chế này sẽ bị xem xét xử lý vi phạm theo quy định hiện hành”. Chuyện này Bộ không cần phải “ôm đồm”, với lại khi du học sinh vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành là quy định gì?
Tại Điều 9, khoản 1, quy định: “Sau khi tốt nghiệp, lưu học sinh được ở lại làm cộng tác viên khoa học hoặc hợp đồng sản xuất, thời gian ở lại không quá 3 năm kể từ khi tốt nghiệp (sau đây gọi chung là ở lại sau tốt nghiệp)“.Cơ sở nào để quy định là 3 năm, tại sao không là 5 năm 10 năm, hay một năm? Bao nhiêu năm là do thỏa thuận giữa cơ quan chủ quản cử đi học và người học, trên cơ sở hợp lý giữa quyền lợi người học, gia đình và đất nước, chứ không thể quy định cứng như thế. Mặt khác, du học sinh ra nước ngoài nếu họ làm tốt, phát huy được khả năng thì học làm chứ sao phải bắt về? Hoặc nếu du học sinh bỏ tiền ra học tự túc thì sao lại ép họ về được? Liệu khi họ về làm có được bố trí đúng ngành nghề, phù hợp với họ hay không?
Hầy như các điều khoản quy định đều không cần thiết và không thể áp dụng được. Chưa nói nhiều điều khoản còn trùng lắp nội dung, chồng chéo giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Ngoại giao. Ngay cả địa phương UBND tỉnh cũng có quyền quản lý hồ sơ du học sinh trong khi đơn vị này không nắm gì về du học sinh cả.
Vấn đề cốt lõi nhất là nhóm soạn thảo ra quy chế này chưa đủ bao quát hết vấn đề. Văn bản pháp quy phải đúng, cần thiết thì mọi người mới chấp hành, còn ngược lại thì làm sao thực thi?.
Trương Hiệu ghi

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)