Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Quy định về liên kết đào tạo: “Mở” nhưng… không “mở”

Tạp Chí Giáo Dục

Trưng liên kết vi doanh nghip (DN) dy thc hành thì b “vn” là đào to ngoài đa ch. Trong khi DN sn sàng h tr nhà trưng thì bng th tc, đòi hi ngưi hưng dn (hoc th c) phi có chng ch sư phm…

Ông Nguyn Xuân Toán (Phó Hiu trưng Trưng CĐ Công ngh Th Đc) trao đi ti ta đàm

Đây là ý kiến chung của đại diện các trường TC-CĐ nghề và DN tại tọa đàm “Kết hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp với DN” do Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM phối hợp với Trường CĐ Lý Tự Trọng tổ chức cuối tuần qua.

Không có kinh phí tr cho DN

Ý kiến tại tọa đàm, ông Đinh Văn Đệ (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng) khẳng định trong những năm gần đây, DN đánh giá cao chất lượng đào tạo của nhà trường song thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do cơ chế. Dù vậy, nhà trường vẫn đang nỗ lực gắn kết với DN đảm bảo đầu ra của trường là đầu vào của DN, rút ngắn khoảng cách giữa hai bên. Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Toán (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) nhận định sự gắn kết giữa DN và nhà trường lâu nay vẫn còn manh mún, các trường tự thấy vấn đề sống còn mà thực hiện. Giáo viên của trường giỏi lý thuyết nhưng thực hành thì không giỏi bằng DN, vì vậy nhà trường luôn chủ động mời DN tham gia đào tạo nhưng lấy gì để trả thù lao cho chuyên gia, thợ cả? Phía DN cũng gặp khó vì quy định thợ cả phải có chứng chỉ sư phạm. Thông tư thì có, nghe như “mở” nhưng thực tế là “đánh trống bỏ dùi”. “Mục tiêu của DN là lợi nhuận, họ không dám mạo hiểm cử một người để làm nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên trong khi họ chỉ cần 1/10 người được đào tạo”, ông Toán nói. Tương tự, ông Hà Xây (Phó Hiệu trưởng Trường TC Nghề Quang Trung) cũng lo ngại về khoản thù lao cho người hướng dẫn đến từ DN. Để thực hiện liên kết đào tạo, nhà trường phải trích từ nguồn kinh phí hạn hẹp của đơn vị. “Chuyên gia của DN dạy người học tiếp thu nhanh, chất lượng đào tạo nâng lên rõ rệt nhưng khổ vì họ không có chứng chỉ sư phạm”, ông Xây cho biết.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) thẳng thắn nói: Thông tư 29/2017/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo “mở” nhưng không “mở”. Theo ông Sự, hiện nhiều ngành nghề xã hội cần nhưng đến nay chưa có mã ngành nghề, thậm chí không có trường nào đào tạo. Ông dẫn chứng: Sở Công thương TP.HCM đang tìm lao động nghề khuôn mẫu nhưng các trường không thể đáp ứng bởi chưa có mã ngành nghề, không thầy cũng chẳng có thợ. Như vậy, các trường muốn liên kết với DN cũng khó. “Chúng ta đang học tập mô hình đào tạo kép của Đức nhưng về mặt pháp lý chưa có văn bản nào hướng dẫn chi phí cho đào tạo kép. DN đào tạo hàng vạn lao động, mang lại lợi nhuận cho họ nhưng đâu cần đến chứng chỉ sư phạm nào. Trong khi đó, khi tham gia đào tạo với nhà trường bắt buộc phải có, đây chính là rào cản lớn”, ông Sự chỉ rõ.

Đu tư trang thiết b trưng ngh quá chm

Đến với tọa đàm, đại diện Công ty Nhật Quang (TP.HCM) cho biết sẵn sàng cử người để theo sát học sinh, sinh viên mà không cần đến chi phí và xem đó là chi phí hoạt động của DN, chấp nhận rủi ro.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng trong gi thc hành

Công ty TNHH Lazer Việt là một trong những đơn vị chủ động gắn kết với trường nghề với mục đích tìm kiếm lao động thuộc nhóm ngành nghề cơ khí. Ông Nguyễn Hoàng Bình Quân (Giám đốc công ty) cho biết công ty chuyên kinh doanh kim loại tấm bằng công nghệ CNC và hiện rất khó khăn trong tìm kiếm lao động. “Các trường chưa có trang thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu của DN. Chúng tôi tuyển công nhân vận hành máy cơ khí nhưng hầu như họ không biết gì về máy mà DN đang sử dụng, mặc dù đã có mặt ở Việt Nam khoảng 10 năm nay. Đến DN, người học rất thích thú vì được học và làm việc với máy móc hiện đại. Như vậy, đầu tư trang thiết bị ở trường nghề quá chậm”, ông Quân đánh giá.

Ông Quân cho biết thêm: “Lâu nay chúng tôi chấp nhận tuyển công nhân vận hành máy CNC phay, tiện để đào tạo lại. Nếu chúng tôi được liên kết đào tạo với nhà trường sẽ rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí”. Trong khi đó, ông Ngô Văn Khởi (Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Điện Miền Trung) đề xuất: “Các trường lưu ý đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên bởi học TC-CĐ hay ĐH cũng chỉ là kiến thức nền tảng”.

Bà Hng Th Thanh Thy (Phó Hiu trưng Trưng CĐ Ngh TP.HCM) cho hay t nhng ngày đu thành lp, trưng đã thc hin liên kết đào to vi DN. Khó khăn không ph vic tìm kiếm DN liên kết mà là b thanh tra S LĐ-TB&XH “vn” vì thc hin đào to ngoài đa ch. Đ ngưi hc ra trưng đáp ng yêu cu cơ bn nht ca DN trong khi cơ s pháp lý, th tc chưa rõ ràng, trưng ch còn cách “dám làm, dám chu trách nhim”.

Cùng quan điểm, bà Võ Thị Như Thủy (Phòng Tuyển dụng Công ty Viễn thông Phương Nam) cho rằng DN cần ở người học thái độ và kỹ năng. Thời gian thực tập tại DN hiện nay là quá ít, cần tăng thời lượng để người học có điều kiện trau dồi kỹ năng mềm, bởi cho dù chuyên môn cao mà thiếu kỹ năng thì không thể làm được việc. Bà Thủy cho biết sẵn sàng hỗ trợ nhà trường trong đào tạo, không đặt nặng chi phí nhưng đang gặp khó là chuyên gia không có nghiệp vụ sư phạm.

Trước phản ánh từ DN về thái độ và kỹ năng của người học sau khi ra trường, ông Lưu Đức Tiến (Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) kiến nghị các trường cần xem lại chuẩn đầu ra. “Chuẩn đầu ra trường nào cũng có, gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ nhưng thực tế có đạt được mục tiêu đó hay không?”, ông Tiến đề cập.

T.Anh

 

Bình luận (0)