Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quy hoạch cán bộ quản lý ngành giáo dục: Nhiệm vụ quan trọng

Tạp Chí Giáo Dục

Rà soát, b sung quy hoch viên chc qun lý ngành giáo dc là khâu quan trng, nhim v thưng xuyên nhm phát hin sm nhng viên chc có phm cht, năng lc, uy tín, có trin vng phát trin đ có kế hoch đào to, bi dưng, luân chuyn, b nhim to ngun viên chc qun lý. Vic quy hoch cn đm bo khách quan, công bng, coi trng cht lưng hơn sng.

Phương châm quy hoạch “động” và “mở” là quan trọng, cần thiết và cần được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp

Phi đáp ng các tiêu chun

Ngành giáo dục là một trong những ngành đặc thù, với số lượng viên chức lớn. Năm học 2024-2025, toàn TP.HCM có tới gần 90.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành. Khác với các ngành nghề khác, cán bộ quản lý ngành giáo dục đóng vai trò then chốt, tiên phong, quyết định thành bại của việc triển khai chương trình, đề án, kế hoạch của ngành giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh toàn ngành đang chuyển mình thực hiện Chương trình GDPT 2018 và “vươn mình” cùng kỷ nguyên của dân tộc.

Ở mỗi đơn vị, mỗi nhà trường, cán bộ quản lý trở thành động lực, là đầu tàu để cả đoàn tàu đổi mới của nhà trường, đơn vị “về đích”. Môi trường giáo dục của mỗi nhà trường được “định hình” từ mỗi cán bộ quản lý. Tập thể đoàn kết, vững mạnh cũng xuất phát từ cán bộ quản lý.

Chính vì những lẽ đó, công tác quy hoạch viên chức cán bộ quản lý ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng tới sự phát triển của mỗi nhà trường, của ngành giáo dục. Lựa chọn được những hạt giống tốt khi quy hoạch sẽ giúp công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý đạt hiệu quả, thực chất.

Theo quy định, người được đưa vào quy hoạch viên chức quản lý ngành giáo dục trước hết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể với đặc thù ngành. Trong đó, tiêu chuẩn chung là phải đảm bảo các tiêu chuẩn của viên chức quản lý giáo dục được quy định tại điều lệ của các cấp học do Bộ GD-ĐT quy định; Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chủ động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có uy tín, sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ quản lý.

Đối với tiêu chuẩn cụ thể đặc thù phải đáp ứng tiêu chuẩn về lý lịch, trình độ, đảm bảo đủ thời gian công tác. Với quy hoạch chức danh hiệu trưởng phải có thời gian dạy học ít nhất 5 năm liên tục trở lên, kết quả đánh giá trong 2 năm gần nhất đạt mức Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; Đối với quy hoạch chức danh phó hiệu trưởng phải có thời gian dạy học ít nhất 5 năm liên tục trở lên, kết quả đánh giá trong 2 năm gần nhất đạt mức Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Đặc biệt, theo quy định, trong công tác quy hoạch cần chú ý đến độ tuổi. Người được giới thiệu đưa vào nguồn quy hoạch chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải chú ý đến viên chức trẻ để có thời gian đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời còn đủ 5 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm khi bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc khi được đề nghị bổ nhiệm chức vụ quản lý cao hơn.

Thc hin phương châm quy hoch “đng” và “m

Để công tác quy hoạch đạt hiệu quả, một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, phương châm quy hoạch “động” và “mở” là quan trọng, cần thiết và cần được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp.

Quy hoạch “động” là định kỳ hàng năm rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc uy tín thấp. Đồng thời kịp thời bổ sung vào quy hoạch những cán bộ, những nhân tố mới từ nguồn nhân sự tại chỗ hoặc nguồn nhân sự từ nơi khác có phẩm chất, năng lực, uy tín và triển vọng phát triển.

Quy hoạch “mở” được hiểu là không khép kín trong từng trường học mà cần mở rộng nguồn cán bộ từ các trường khác để đưa vào quy hoạch những cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ của trường.

Vị cán bộ Sở GD-ĐT này nhìn nhận, đối với công tác quy hoạch ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn, thực hiện đúng quy trình thì quan trọng nhất vẫn là khâu rà soát qua từng năm để đảm bảo rằng nhân sự đưa vào quy hoạch đáp ứng được các yêu cầu, quy định của vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp cũng như đặc thù của ngành nghề, không bỏ qua những dư luận để có thể sàng lọc được những hạt nhân phù hợp nhất cho công tác bổ nhiệm sau này. Những cá nhân nếu không còn đáp ứng được những yêu cầu hoặc không được sự tín nhiệm thì cần mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch, để những người đủ tiêu chuẩn được đưa vào. Trên thực tế, có cán bộ quản lý trong quá trình quy hoạch đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, yêu cầu nhưng khi thực hiện bổ nhiệm thì bộc lộ không ít yếu kém.

Trong khi đó, một cán bộ quản lý ngành GD-ĐT TP.HCM đã về hưu lại chỉ ra rằng, song song với việc thực hiện tốt, nghiêm công tác quy hoạch, vị này thẳng thắn, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cũng phải thực hiện nghiêm túc, khách quan.

“Bộ GD-ĐT có quy định về chuẩn hiệu trưởng, hiệu phó. Tuy nhiên, với những cán bộ quản lý khi không còn đáp ứng đủ những tiêu chuẩn về chuẩn hiệu trưởng, hiệu phó hoặc đã không còn được tín nhiệm, có dư luận xấu thì cũng rất cần thiết phải đưa ra khỏi chức danh đã được bổ nhiệm, để người có đủ tiêu chuẩn lên thay thế. Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay trong công tác cán bộ làm viên chức cán bộ quản lý, hiệu trưởng, hiệu phó của ngành giáo dục. Tránh tình trạng khi đã được quy hoạch, được bổ nhiệm thì không ở trường này thì ở trường khác, không ở vị trí này sẽ ở vị trí khác…” – nguyên cán bộ này nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)