Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu long: Phân thành 3 vùng để phát triển xứng tầm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đu tháng 11, d tho Quy hoch vùng đng bng sông Cu long (ĐBSCL) thi k 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050 đã đưc đưa ra ly ý kiến. Tun qua, Phó Thng Lê Văn Thành – Ch tch Hi đng Thm đnh quy hoch – đã ch trì Hi ngh thm đnh Quy hoch vùng ĐBSCL…


Quang cnh hi ngh. Ảnh: CP

Theo đó, một số điểm chính trong quy hoạch, đến năm 2050, ĐBSCL phát triển là đồng bằng bền vững, là nơi đáng sống và làm việc; là điểm hấp dẫn du khách và nhà đầu tư. Trọng tâm của chiến lược phát triển vùng là “bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng, bảo vệ môi trường”. Để hỗ trợ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, vùng ĐBSCL được phân theo độ mặn thành 3 vùng (vùng ngọt quanh năm, vùng chuyển tiếp ngọt – lợ, vùng mặn – lợ); phân theo sinh thái nông nghiệp thành 14 vùng, bao gồm 6 tiểu vùng trong vùng ngọt quanh năm, 5 tiểu vùng trong vùng chuyển tiếp ngọt – lợ, 3 tiểu vùng trong vùng mặn – lợ.

Ch đng thích ng vi tài nguyên nưc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương – cho rằng, việc phân vùng sinh thái nông nghiệp và phân vùng chức năng của nguồn nước thành 3 vùng là phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của vùng thích ứng với biến đổi khí hậu. Để thực hiện điều này, đòi hỏi có sự thay đổi trong tư duy, quan điểm về quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước và thay đổi cách thức vận hành hệ thống công trình thủy lợi phù hợp với chuyển đổi mô hình sinh kế nông nghiệp tại từng tiểu vùng sinh thái.

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam – cho rằng, tài nguyên quan trọng nhất là tài nguyên nước, do đó phải chủ động thích ứng, tập trung xử lý nút thắt lớn là hạ tầng giao thông, việc hình thành trục logistic quan trọng không kém việc lập các trung tâm (hub) sản xuất của vùng.

TS. Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) – cho rằng, các dự báo đều thấy tình hình nước biển dâng, ngập úng, xâm nhập mặn diễn ra ở cả vùng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Phải có quan điểm thích nghi hay khống chế trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nếu thích nghi thì phải tăng giao thông thủy, cần sự đột phá về cảng biển, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng tăng sản xuất thủy hải sản. Còn nếu khống chế thì phải chủ động các giải pháp, học hỏi các mô hình như của Hà Lan.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thanh Nam nêu ý kiến, quy hoạch cần phân bố theo nhu cầu sản xuất từng ngành hàng chủ lực và nhu cầu liên kết, theo thế mạnh từng vùng và sẽ có những trung tâm động lực, điều phối liên kết vùng; nếu quy hoạch gắn với đơn vị hành chính thì khó có thể thành công. Bên cạnh đó, phân bổ vùng sản xuất phải gắn với hệ thống hạ tầng đường bộ, đường thủy, cảng sông, cảng biển.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tán thành đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thay vì sản xuất “phó mặc cho trời”, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là các sản phẩm của vùng ĐBSCL khi ra quốc tế phải thông qua TP.HCM trong khi hệ thống giao thông quá tải, các tuyến cao tốc như TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ thường xảy ra tắc nghẽn.

“Đẩy mạnh sản xuất nhưng lại kết nối vào nút thắt cổ chai thì có nên không?”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đặt vấn đề. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, thủy sản rất cần có cảng biển xứng tầm với tiềm năng phát triển của vùng, quy hoạch đường bộ, đường thủy, logictics gắn với cảng biển.

Đt phá phát trin h tng giao thông

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, vai trò, vị trí đặc biệt của vùng ĐBSCL – một trong những trọng điểm về đảm bảo quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – xã hội của đất nước. Vùng ĐBSCL chiếm 12% diện tích và 19% dân số, khoảng 50% sản lượng lúa và 95% gạo xuất khẩu, 65% lượng nuôi trồng thủy sản, 60% lượng cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây.

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên trong xây dựng chính sách, huy động nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội ĐBSCL (giai đoạn 2016-2020, tỉ trọng ngân sách của Trung ương đầu tư cho các tỉnh ĐBSCL chiếm 17%).

Mặc dù đạt nhiều kết quả trong phát triển, tuy nhiên, ĐBSCL chưa khai thác hết tiềm năng, đầu tư chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đặc biệt, đầu tư cho hạ tầng giao thông chưa cao so với các vùng khác. Vì vậy, việc sớm xây dựng, thẩm định, phê duyệt để triển khai đồng bộ Quy hoạch vùng ĐBSCL có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng để định hướng, xác định được trọng tâm, trọng điểm thu hút nguồn lực đầu tư phát triển trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế của vùng.

Phó Thủ tướng yêu cầu đơn vị chủ trì (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) và đơn vị tư vấn lập quy hoạch vùng ĐBSCL phải đặc biệt chú trọng hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ, thông suốt. “Từ nay đến năm 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của ĐBSCL sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh; đồng thời đề nghị rà soát, cập nhật đầy đủ các Quy hoạch hạ tầng GTVT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gồm các quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, sân bay, đường thủy nội địa) vào Quy hoạch vùng ĐBSCL.

Cụ thể, ưu tiên phát triển hệ thống đường cao tốc có ý nghĩa chiến lược của vùng. Trước mắt từ nay đến 2025 sẽ triển khai đầu tư các tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Sóc Trăng – Châu Đốc – Cần Thơ – Trần Đề (khoảng 400km). Đồng thời, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống đường bộ ven biển, cảng biển (trong đó có Cảng Trần Đề) và giao thông thủy, hạ tầng hàng không, hệ thống các công trình dịch vụ – hậu cần nhằm giảm chi phí logistic, hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản của vùng.

“Khi có hệ thống giao thông đồng bộ thì đóng góp của ĐBSCL sẽ gấp nhiều lần hiện nay”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, Quy hoạch vùng ĐBSCL cần rà soát, bổ sung thêm các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do đó đặt ra yêu cầu về hệ thống thủy lợi, chống xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông – bờ biển; đặc biệt là hệ thống các hồ, các điểm dự trữ nước chiến lược, các tuyến đường ven biển phải được chú trọng cả về quy hoạch, cả về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển.

“Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nếu không có giải pháp cụ thể, quy hoạch đúng đắn thì sau này thiệt hại sẽ rất lớn”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, Quy hoạch vùng ĐBSCL cũng cần chú ý hệ thống phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục), bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa, các công trình văn hóa, di tích lịch sử cách mạng. Giữ gìn và phát huy các di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của từng địa phương và toàn vùng ĐBSCL là để tạo ra “sức mạnh mềm” trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung, du lịch, dịch vụ nói riêng.

Sau cuộc họp này, Quy hoạch vùng ĐBSCL sẽ được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ để có thể phê duyệt trong tháng 12-2021.

Nhóm PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)