Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quy hoạch trường nghề: Cần cân nhắc tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiu ý kiến cho rng vic sp xếp, quy hoch li trưng ngh cn tính toán kng, không cng nhc đ tránh nh hưng đến các trưng tuyn sinh tt, đưc xã hi và doanh nghip tin tưng.


Theo ông Trn Anh Tun (Phó Ch tch Hi GDNN TP.HCM), hin có rt nhiu trưng TC tuyn sinh đào to rt tt, đu tư nhiu ngành ngh phù hp vi xu hưng công ngh, đáp ng nhu cu th trưng lao đng (nh minh ha)

S xóa trưng trung cp?

Dự thảo quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 của Bộ LĐ-TB&XH đang có nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, hầu hết các trường đều cho rằng nội dung dự thảo này thiếu khả thi và sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực trong tình hình mới. Theo dự thảo này, giai đoạn 2021-2025 sẽ giảm 10% số trường công lập so với năm 2020, trong đó giảm đến 50% số trường TC so với năm 2020. Đồng thời rà soát, sáp nhập các trường CĐ trên địa bàn các tỉnh thành một trường CĐ đa ngành với mục tiêu hình thành 37 trường CĐ đa ngành công lập cấp tỉnh tại 37 địa phương. Giai đoạn 2026-2030 sẽ thành lập, sắp xếp các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn để hình thành 26 trường CĐ công lập đa ngành ở các tỉnh/thành còn lại. Trường TC công lập được tồn tại đến 2030, sau thời gian này sẽ xóa bỏ.

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương) cho rằng việc sắp xếp, sáp nhập các cơ sở GDNN là cần thiết để hạn chế tình trạng phát triển mạnh về số lượng nhưng thiếu chất lượng. Tuy nhiên, cần cân nhắc với những trường TC tuyển sinh hàng năm ổn định, được người học và doanh nghiệp tin tưởng về chất lượng đào tạo. “Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp cần tuyển lao động trình độ TC, đặc biệt là nhóm ngành nghề kỹ thuật. Hơn nữa, phạm vi tuyển sinh trên cả nước, nhiều học sinh từ các tỉnh/thành cũng về đây học. Khi người học chọn môi trường, địa điểm học tập cũng là đã xác định tìm cơ hội việc làm ở nơi đó. Nếu quy hoạch theo kiểu cứng nhắc sẽ có nhiều xáo trộn. Đó là chưa kể sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quản lý chuyên môn, con người… ”, bà Thủy nói. Tương tự, ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) nhìn nhận, hiện tại có rất nhiều trường trên cùng địa bàn nhưng đào tạo chung ngành nghề, có trường tuyển sinh được nhưng cũng có trường rất ít người học gây lãng phí lớn. Thêm nữa, có rất nhiều trường TC đào tạo tốt, tự chủ được nên nếu phải bỏ hoặc sáp nhập thì khó mà đáp ứng được nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Theo ông Sáng, nên chăng chỉ xóa bỏ hoặc sáp nhập các trường có tỷ lệ tuyển sinh thấp, đào tạo ngành nghề chồng chéo, thiếu năng lực tài chính để tránh lãng phí tiền của Nhà nước.

Xã hi hóa trưng ngh

Hiệu trưởng một trường CĐ cho rằng việc quy hoạch, sắp xếp theo dự thảo như vậy là chưa ổn, nhất là ảnh hưởng đến công tác phân luồng sau trung học. Mỗi trường có một thế mạnh riêng, sứ mệnh riêng và đã có nhiều năm cung ứng một lượng lớn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Vị hiệu trưởng này đề xuất, việc cần làm ngay là rà soát lại các ngành nghề, mạnh dạn bỏ các ngành nghề không còn phù hợp hoặc ít người học để nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung đầu tư các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hơn là xóa bỏ. Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cần có lộ trình cụ thể trong giai đoạn hai, ba năm để các trường tự sắp xếp, trường nào có thể tự chủ được thì tồn tại. Bộ LĐ-TB&XH cần có tiêu chí cụ thể cho từng vùng/miền, tỉnh/thành, từ đó xem xét có nên xóa bỏ trường TC hay sáp nhập trường CĐ hay không, tránh tình trạng cào bằng để rồi nơi thừa, nơi thiếu cơ sở đào tạo các ngành nghề mà địa phương cần lao động. Bởi mỗi tỉnh/thành có quy mô dân số, số doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu người học cũng khác nhau… Ông Trần Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội GDNN TP.HCM) cho rằng việc sắp xếp, quy hoạch lại trường nghề là giải pháp tinh gọn những đơn vị không tuyển sinh được, tránh đầu tư dàn trải nhưng hiệu quả không cao. Tuy nhiên, quy hoạch, sắp xếp này phải dựa trên bảng dự báo, đánh giá nhu cầu nhân lực theo trình độ đào tạo của từng địa phương, từng vùng/miền. Thực tế cho thấy nhu cầu tuyển dụng trình độ TC, sơ cấp rất cao ở các nhóm ngành công nghệ kỹ thuật nhưng một số trường còn đào tạo nhóm ngành kinh tế – tài chính, khoa học xã hội. Có trường tuyển sinh được nhưng ngành nghề đào tạo đang thừa lao động, trường yếu nhưng thiếu ngành mà xã hội cần. Vì vậy cần có đánh giá cụ thể nhu cầu nhân lực của địa phương và quốc gia, từ đó có cách sắp xếp, đầu tư mở ngành nghề đào tạo phù hợp, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Hiện có rất nhiều trường TC đào tạo rất tốt, đầu tư nhiều ngành nghề phù hợp với xu hướng công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động nên không thể xóa bỏ. Một số địa phương không có trường CĐ mà chỉ có trường TC thì cũng tính toán việc nâng cấp lên trường CĐ, đầu tư mở ngành nghề đào tạo phục vụ nhu cầu nhân lực của địa phương. “Cần xác định rõ đào tạo trình độ TC-CĐ phục vụ gì cho thị trường lao động theo xu hướng kỹ nguyên số. Trong khi ở bậc ĐH, một số trường đang theo xu hướng đào tạo kỹ sư thực hành. Nếu các trường yếu, không tuyển sinh được có thể xã hội hóa để mạnh lên chứ không thể gom lại. Hơn nữa, sắp xếp thiếu cơ sở có thể tạo tâm lý hoang mang, buông lỏng quản lý, không còn lo đầu tư phát triển, bộ máy quản lý thêm cồng kềnh, đang mạnh thành yếu”, ông Tuấn đề xuất.

Bài, ảnh: Trng Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)