Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quy hoạch vùng phải tạo ra không gian kết nối liên vùng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đó là nhn mnh ca Phó Thng Chính ph Trn Hng Hà ti Hi đng điu phi vùng Bc Trung b và duyên hi Trung b ln th 2 vi ch đ Quy hoch vùng Bc Trung b và duyên hi min Trung thi k 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050. Hi ngh din ra ti Đà Nng va qua.


Phó Th tưng Trn Hng Hà phát biu ti hi ngh

Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia về tổ chức không gian phát triển; giúp “mở đường”, tạo ra các động lực phát triển, tiềm năng phát triển, không gian phát triển mới của quốc gia, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương.

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là “mặt tiền” của quốc gia và “khúc ruột” của Tổ quốc, là “cửa ngõ” ra biển và “bệ đỡ” cho các tỉnh Tây Nguyên. Chiều dài bờ biển gần 1.800km, chiếm hơn 55% bờ biển cả nước, nhiều cảng biển và cảng hàng không lớn nên có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đặc biệt, đây là vùng đất có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, rất anh hùng, sản sinh ra các anh hùng, hào kiệt, làm rạng danh lịch sử nước nhà.

Trong giai đoạn vừa qua, toàn vùng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005-2020 bình quân 7,3%/năm, cao hơn tốc độ chung của cả nước (6,36%/năm). Quy mô kinh tế của vùng năm 2020 đạt 1.157 nghìn tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp là chủ đạo; một số ngành kinh tế cơ bản, nhất là các ngành kinh tế biển, các ngành có giá trị gia tăng cao được hình thành và phát triển; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiều thách thức nhưng cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Đó là: Có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển, phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, sáng tạo, bền vững và bao trùm; các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch chuỗi cung ứng tới Việt Nam; tiềm năng đón khách du lịch quốc nội và quốc tế ngày càng tăng; đặc biệt cơ chế, chính sách từ Trung ương giúp thúc đẩy các nền tảng hạ tầng cho phát triển.

Không nên xây dng khu x lý rác thi vùng

Tại hội nghị, liên quan đến đề xuất hình thành một khu xử lý rác thải của vùng đặt tại một địa phương, đa số các địa phương đều không đồng tình. Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – cho rằng, vấn đề xử lý rác thải phải được thực hiện phân tán. Mỗi địa phương phải chủ động xây dựng cho mình khu xử lý chất thải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu với từng giai đoạn và công nghệ hiện đại. Nếu hình thành khu xử lý rác thải vùng khi xảy ra sự cố thì sẽ kéo theo hàng loạt địa phương bị ảnh hưởng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng – cho biết, quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia về tổ chức không gian phát triển.

Để làm được điều đó, quy hoạch cần xác định để lựa chọn các địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng, có thể hỗ trợ và phát huy thế mạnh lẫn nhau. Vì vậy, việc xác định các tiểu vùng là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, cần xác định thứ tự ưu tiên để quy hoạch lần lượt, ưu tiên các dự án có tính động lực của vùng, tạo ra sự lan tỏa và kết nối thay vì đầu tư dàn trải.

“Lâu nay, chúng ta phát triển các dự án kinh tế, xã hội riêng lẻ của mỗi địa phương. Bây giờ chúng ta ưu tiên các dự án liên địa phương thuộc các tiểu vùng hoặc cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Hội nghị cũng sẽ tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc hiện nay của vùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và về lâu dài giúp cho vùng có thể thích ứng một cách bền vững, phát triển một cách mạnh mẽ hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, quy hoạch vùng không phải là phép cộng của các tỉnh mà phải đưa ra những giải pháp mang tính phương pháp luận một cách rõ ràng, nêu bật tầm quan trọng của vùng. Lựa chọn những vấn đề các địa phương trong vùng quan tâm, đồng thời quy hoạch cần xác định rõ nhiệm vụ trước mắt, lâu dài, linh hoạt và sáng tạo, tạo ra sự phát triển, không gian sáng tạo, kết nối giữa các địa phương, cả vùng và liên vùng. Các tiêu chí để quy hoạch vùng cần dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch các địa phương.

Phan Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)