Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quý III, quý IV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2024

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là nhn mnh ca Thng Phm Minh Chính ti phiên hp Chính ph thưng k tháng 6-2024 và Hi ngh trc tuyến Chính ph vi các đa phương. Phiên hp tp trung đánh giá tình hình kinh tế – xã hi tháng 6 và 6 tháng đu năm, tình hình phân b, gii ngân vn đu tư công, thc hin 3 chương trình mc tiêu quc gia, các nhim v, gii pháp trng tâm 6 tháng cui năm.


Th tưng Phm Minh Chính phát biu ch đo ti hi ngh. Ảnh: VGP

Kinh tế phc hi mnh

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý II phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (3,84%) và vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 (5,5-6%). Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,17% so với tháng 5; bình quân 6 tháng tăng 4,08% (lạm phát cơ bản tăng 2,75%). Tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 6%; tỉ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì khá ổn định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt trên 4,6 triệu tấn, kim ngạch gần 3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,4% và 32% so với cùng kỳ). Xuất khẩu tháng 6 tăng 2,6% so với tháng 5 và 10,5% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng xuất khẩu tăng 14,5% (khu vực trong nước tăng 20,6%; khu vực FDI tăng 13,9%); nhập khẩu tăng 17%; xuất siêu 11,63 tỷ USD. Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 tăng 1,1% so với tháng 5 và tăng 9,1% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng tăng 8,6%. Số lượt khách quốc tế tháng 6 đạt trên 1,2 triệu lượt, tăng 28,1%; tính chung 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ 2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 (trước dịch Covid-19). Tình hình tài chính – ngân sách Nhà nước tiếp tục được cải thiện rõ nét. Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đạt 60% dự toán năm, tăng 15,7% so với cùng kỳ.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý II tăng 7,5%; tính chung 6 tháng tăng 6,8%; trong đó vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng 4,8%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 6,7%, khu vực FDI tăng 10,3%. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,39% kế hoạch. Thu hút FDI 6 tháng đạt 15,19 tỷ USD, tăng 13,1%; vốn FDI thực hiện đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% (cao nhất 5 năm qua). Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tăng. Tháng 6 có 15.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 19,1% so với tháng 5; tính chung 6 tháng có 80.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 6,1% và 39.100 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Trong quý II có 95,1% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ. Thu nhập bình quân của người lao động 6 tháng đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với cùng kỳ…

Kinh tế “hai đu tàu” có nhiu bt phá

Tại điểm cầu TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi báo cáo, 6 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực kinh tế của TP.HCM tăng trưởng ổn định, cao hơn so với cùng kỳ. Trong đó, tăng trưởng chung đạt 6,46%. Các hoạt động văn hóa – xã hội, đối ngoại, quốc phòng – an ninh của TP được bảo đảm. Về đầu tư công, TP đã lập danh mục 50 công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn để tập trung kiểm điểm, rà soát tiến độ theo từng tuần, từng tháng; cơ bản hoàn tất hồ sơ quy hoạch TP, đang trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các nội dung về cơ chế chính sách theo Nghị quyết 98 của Quốc hội đang triển khai và có kết quả bước đầu tích cực.

Về nhiệm vụ thời gian tới, ông Mãi cho biết, trong quý III và 6 tháng cuối năm, TP.HCM sẽ tập trung cao độ cho các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt từ động lực đầu tư và tiêu dùng. TP đang cập nhật kịch bản tăng trưởng cuối năm và xác định các giải pháp đột phá, phấn đấu đạt tăng trưởng 7-7,5%. Đồng thời, sẽ tập trung các giải pháp đột phá gắn liền với cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc khó khăn để tăng hấp thụ vốn, phấn đấu huy động tổng vốn toàn xã hội 394 nghìn tỷ. Bên cạnh đó, tập trung thúc đẩy kinh tế số, phát triển nhà ở xã hội, các công trình – dự án trọng điểm của quốc gia và của TP.

Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, kinh tế của thủ đô tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được đảm bảo, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6%, cao hơn cùng kỳ (5,97%). Xuất, nhập khẩu phục hồi, tăng khá cao. Vốn đầu tư phát triển xã hội tăng 9,5% (cùng kỳ 8,5%). Bên cạnh đó, đầu tư phát triển hạ tầng được quan tâm. Tập trung mở rộng các nút giao thông tại các quận nội đô, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, đặc biệt là dự án đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô.

Cũng theo ông Hải, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” và phương châm “Tư duy thủ đô, hành động Hà Nội”, TP đã tiên phong thực hiện thí điểm nhiều giải pháp mang tính đột phá về chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Phn đu đt tăng trưng GDP t 6,5-7%

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhìn chung, tình hình 6 tháng đầu năm cho thấy nền kinh tế đã phục hồi trở lại như trước đại dịch Covid-19 và tiếp tục xu hướng tích cực…

Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý quý III, quý IV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2024 để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024. Mục tiêu là phấn đấu đạt tăng trưởng GDP từ 6,5-7% trong quý III, sau đó xác định mục tiêu phù hợp trong quý IV; lạm phát giữ ở mức dưới 4,5%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và có thặng dư, bảo đảm an ninh tài chính – tiền tệ quốc gia, giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

“Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; Đồng thời, thúc đẩy tăng cung của nền kinh tế, trong đó lưu ý tập trung thực hiện các giải pháp phát triển cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng…”, Thủ tướng chỉ đạo.

Nhóm PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)