Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Quy trình tố tụng dân sự bạn nên nắm rõ

Tạp Chí Giáo Dục

Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục khởi kiện để tòa án giải quyết các vụ án hoặc việc dân sự tại tòa án liên quan đến vấn đề tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ quy trình tố tụng dân sự cho bạn nắm rõ.

Khái niệm vụ án dân sự

Vụ án dân sự là các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được tòa án thụ lý, giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, việc dân sự là việc cá nhân, các cơ quan tổ chức không có các tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không đồng tình với một sự kiện pháp lý nào đó.

Vụ án dân sự gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Trong trường hợp là vụ án dân sự khi có tranh chấp giữa hai bên, có hành vi khởi kiện ra tòa án, tòa án phải thụ lý tranh chấp đó, các bên không có tranh chấp với nhau, có đơn yêu cầu hoặc tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.

Quy trình tố tụng dân sự diễn ra như thế nào?

Quy trình tố tụng dân sự gồm các bước sau đây:

Bước 1: gửi đơn khởi kiện: Gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tòa án có thẩm quyền giải quyết sự việc.

Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn kiện

Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét các đơn khởi kiện. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày được phân công, thẩm phán phải ra một trong các quyết định dưới đây:

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

– Nhận thủ tục thụ lý vụ án.

–  Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo cho bên khởi kiện.

– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu như vụ việc đó không nằm trong thẩm quyền xử lý của tòa án.

Bước 3: Tiến hành thụ lý vụ án

Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu đơn đủ điều kiện thụ lý thì tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, tòa án sẽ báo cho đương sự, viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết .

Bước 4: Hòa giải

Về nguyên tắc, tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết sự việc. Nếu hòa giải thành công, thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Còn hòa giải không thành công thì sẽ đưa vụ án ra tòa để tiến hành xét xử.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, tòa án cần bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở các phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 1 tháng theo quy định.

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử

Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm, thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn xử lý.

Thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự

Thẩm quyền tòa án cấp huyện

– Gồm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án.

– Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thẩm quyền tòa án cấp tỉnh

Theo quy định tại điều 34, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các loại vụ án dân sự như sau:

– Tranh chấp trong kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau đều có mục đích lợi nhuận bao gồm vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường không, đường biển, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác,… cùng một số tranh chấp khác.

– Các vụ việc dân sự có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, tòa án nước ngoài.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, không công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài,..

– Sơ thẩm các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện mà tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để xét xử.

Trên đây là toàn bộ quy trình tố tụng dân sự chi tiết nhất mà bạn cần nắm rõ. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan nào đến tố tụng dân sự, hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

T.D.V

Bình luận (0)