Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Quyền được dự khai giảng của học sinh

Tạp Chí Giáo Dục


Quang cnh hc sinh lp 1 đưc thy cô và hc sinh lp trên đón chào trong ngày khai ging năm hc mi (nh minh ha). Ảnh: T.V.T

1. Nhớ ngày 5-9 năm nọ, tôi đưa hai con gái dự khai giảng ở hai trường khác nhau, một cháu học lớp 1 và cháu kia học lớp 5. Trước giờ đến trường, ghé ăn sáng ở một quán, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé chừng mười hai tuổi đang đi bán bánh tráng. Tôi hỏi: “Hôm nay khai giảng sao con không dự mà đi bán?”, thằng bé trả lời rất nhanh: “Bữa nay không có học nên con không được đi khai giảng”. Như vậy, trường cho cháu nghỉ, do khai giảng xong là về mà không được đi học nên cháu phải đi bán. Lại thấy thương cho một đứa trẻ phải sớm vất vả giúp gia đình kiếm sống mà thấy việc học là một “đặc quyền” (để khỏi phải đi bán) và dự khai giảng là một điều đáng mơ ước mà cháu không thể với tới. Đó là một trong những lý do để trẻ không được dự khai giảng. Còn nhiều lý do khác, cũng không vui tí nào, như do sân trường hẹp quá nên mỗi lớp chỉ chọn một số học sinh được dự khai giảng; có trường khai giảng xong thì học sinh ra về nên cha mẹ không tiện đưa đón, đành để trẻ ở nhà; có trường chọn lựa học sinh được (hay phải?) dự khai giảng…

Kỳ thực, hiện nay, ngày khai giảng đã là sau ngày nhập học khá lâu (ở TP.HCM, thường thì học sinh đã vào học lại khoảng nửa sau tháng 8) nên cái háo hức của ngày đầu vào học cũng không còn. Ngày khai giảng không hẳn là ngày vui, vì có trường chật chội, học sinh phải ngồi san sát nhau; hoặc chương trình khá dài, trẻ phải ngao ngán nghe người lớn nói với những nội dung trẻ có thể khó hiểu; có khi lễ khai giảng kết hợp với lễ nhận huân chương và các thành tích khác, công nhận trường đạt chuẩn… khiến chương trình dày đặc nội dung; hoặc chương trình năm nào cũng na ná nhau; hoặc chịu cảnh nắng chói do sân trường thiếu bóng cây hay mái che… Khai giảng lẽ ra là một ngày vui hơn thế, không chỉ của trẻ mà của nhà trường, của phụ huynh!

2. Hai con tôi đều từng có ngày khai giảng đáng nhớ. Khi con mới vào lớp 1 nên được chị lớp 5 dắt tay vào lớp trong nghi thức đón tân học sinh rất có ý nghĩa. Gần như lần nào cũng có những cánh hoa tươi thắm, những chiếc bong bóng sặc sỡ, tiếng trống rộn ràng, những nụ cười rạng rỡ… là hình ảnh đọng lại của ngày khai giảng, có thể trở thành một ký ức đẹp trong lòng của con tôi ở lần đầu tiên dự khai giảng. Khi các con vào lớp 5 cũng được phân công đón tân học sinh lớp 1 vào trường trong nghi thức như thế. Hoặc có năm tôi tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh của trường nên được mời phát biểu thì con tôi ngồi dưới tuy có thể không hiểu hết những gì tôi nói nhưng chắc ít nhiều vui mừng và tự hào khi thấy cháu chỉ lên bục và nói với bạn, hình như “giới thiệu” tôi với bạn! Trong không khí mát mẻ ở ngày đầu thu tại một ngôi trường rợp bóng cây xanh, buổi lễ diễn ra ngắn gọn với các thủ tục cần thiết, sau đó tiếp tục chương trình học khiến các con tôi không thấy buổi khai giảng quá tách biệt với buổi học. Có thể đó là một may mắn của các con tôi, vì không phải trẻ nào cũng được trải nghiệm những lần khai giảng đáng nhớ như vậy.

Đã có nhiu ngưi đt vn đ: Ngày khai ging là ca ai? Bi thc tế đi tưng chính ca l khai ging là hc sinh đã không đưc quan tâm đúng mc. Có khi chương trình, ni dung gn như dành cho ngưi ln trong khi bt hàng trăm tr ngao ngán ngi nhìn và ch kết thúc. Có khi ngưi ln nhc nh, tán dương nhau, khoe khoang hình thc mà không cn biết cm nhn ca tr thế nào…

Như vậy, nếu ngày khai giảng được tổ chức cẩn thận, chu đáo, với chủ thể trọng tâm là học sinh thì có thể tác động tích cực đến nhận thức của trẻ, không chỉ về tình cảm, kỷ niệm mà còn nâng cao trách nhiệm học tập, gắn bó với trường với lớp. Nếu chương trình khai giảng hợp lý thì còn có ý nghĩa nhắc nhở, động viên trẻ trong việc học và các sinh hoạt.

3. Từ nhìn nhận đó, cũng nên đặt vấn đề quyền được dự khai giảng của học sinh. Dù trên thực tế ngày khai giảng có thể chưa tạo niềm vui và sự hài lòng trọn vẹn cho học sinh nhưng dự khai giảng là một dịp để cho trẻ hướng đến năm học một cách chính thức với những chuẩn bị về mặt ý thức để có thể học tập thật tốt. Với các lời dặn dò từ thư Chủ tịch nước đến phát biểu của hiệu trưởng, của đại diện cha mẹ học sinh…, lễ khai giảng hoàn toàn có thể động viên trẻ bắt đầu một năm học mới một cách nghiêm túc. Không chỉ vậy, ngày khai giảng còn để trẻ nhìn nhận được sự quan tâm của xã hội, của người lớn đối với việc học của trẻ, từ đó có động lực học tập tốt hơn. Kể cả các tiết mục văn nghệ nếu được chọn lọc và trình diễn nghiêm túc cũng có ý nghĩa tạo cảm giác vui tươi cho trẻ, thay vì chỉ thấy ngao ngán hoặc nặng nề.

Những điều đó tác động, nhắc nhở người lớn phải tổ chức lễ khai giảng thật khoa học, hợp lý, có ý nghĩa. Đồng thời, phải xem việc dự khai giảng là một quyền của trẻ, với những lợi ích thiết thực, chứ không phải là một nghĩa vụ và sự có mặt để làm đầy sân trường.

4. Đã có nhiều người đặt vấn đề: Ngày khai giảng là của ai? Bởi thực tế đối tượng chính của lễ khai giảng là học sinh đã không được quan tâm đúng mức. Có khi chương trình, nội dung gần như dành cho người lớn trong khi bắt hàng trăm trẻ ngao ngán ngồi nhìn và chờ kết thúc. Có khi người lớn nhắc nhở, tán dương nhau, khoe khoang hình thức mà không cần biết cảm nhận của trẻ thế nào. Có khi các phát biểu quá “lên gân” khiến trẻ không cảm thấy mình đang được nhắc đến hoặc quá khó hiểu. Có khi trong chương trình gần như không có nội dung nào thực sự dành cho trẻ mà chỉ là phần “trình diễn” của người lớn, dành cho người lớn… Dĩ nhiên, ngày khai giảng có thể nhắm đến nhiều đối tượng nhưng có lẽ đối tượng đáng được quan tâm nhiều nhất phải là học sinh. Do đó, cần có sự chăm chút từng chi tiết một. Các tiết mục văn nghệ nên có ý nghĩa gợi mở sự vui tươi trong dịp đầu năm học và tạo sự gắn bó của học sinh với trường lớp, thậm chí còn tạo nên những mơ ước, những động lực phấn đấu cho trẻ. Các phát biểu nên ngắn gọn, lời lẽ dễ hiểu, phù hợp với học sinh, có ý nghĩa động viên, nhắc nhở cả học sinh và giáo viên thực hiện các nhiệm vụ năm học mới một cách tốt nhất. Các nghi thức đón học sinh mới nên thân mật, gần gũi, tránh quá hình thức hoặc quá sơ sài. Các nghi thức khác (nếu có kết hợp) nên gọn và phải hướng đến đối tượng chính là học sinh chứ không phải để người lớn vui vẻ với nhau. Nhà trường cũng nên chú ý kết hợp một số hoạt động biểu dương hoặc hỗ trợ học sinh để động viên học sinh phấn đấu hơn; đồng thời nên mời học sinh cũ thành đạt về dự và có hoạt động phù hợp để gợi mở sự noi theo của các em đang học.

Do đó, phải đặt ra vấn đề là quyền của học sinh về việc dự một lễ khai giảng dành cho học sinh chứ không phải là việc dự một lễ khai giảng chỉ dành cho người lớn!

ThS. Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)